Tóm Lược Giáo Lý Phái Sunnah & Jama-ah (Khái Niệm & Các Đặc Điểm): Là quyển sách được biên soạn về đề tài phân tích và giải thích giáo lý của phái Sunnah và Jama-ah, và những gì mà Allah đã cho thấy sự nổi bật của họ trong kiên thức hữu ích cũng như những việc làm ngoan đạo, những đức tính đáng ca ngợi và phẩm chất đạo hạnh đáng kính.
التفاصيل
Lời Mở Đầu Của Nhà Hổ Trợ Lời Giới Thiệu Của Shaikh Abdul Aziz bin Adullah bin Baz Về Nguyên Tác Của Quyển Sách Lời Mở Đầu Của Tác Giả Về Quyển Sách ((Giáo Lý Của Phái Sunnah & Jama-ah)) ((Khái Niệm – Các Đặc Điểm)) Khái Niệm Về Aqi-dah (Giáo Lý) Islam Định nghĩa Aqi-dah theo thuật ngữ thông dụng: Định nghĩa Aqi-dah theo thuật ngữ Islam: 3- Các chủ đề của môn học Aqi-dah: 4- Các tên gọi của môn học Aqi-dah đối với phái Sunnah và Jama-ah: 5- Phái Sunnah và Jama-ah: 6- Các tên gọi của phái Sunnah và Jamma-ah: Các Đặc Điểm Của Giáo Lý Islam – Giáo Lý Của Phái Sunnah và Jamma-ah Nguồn tiếp thu an toàn: 2- Thể hiện sự quy phục và chấp nhận Allah, Đấng Tối Cao, và Thiên Sứ của Ngài ﷺ: 3- Hợp với lẽ tự nhiên và tư tưởng lành mạnh đúng mực: 4- Tiếp nối đường lối của Thiên Sứ ﷺ, của những người theo gót chân Người và những vị Imam chính trực trong đạo qua lời nói, hành động và tư tưởng: 6- An toàn khỏi sự nhiễu loạn, sự mâu thuẫn và sự hồ nghi: 7- Nó có thể mang đến sự lúng túng nhưng nó không mang đến những điều không thể xảy ra: 8- Khái quát, bao trùm, và đúng đắn: 9- Vững chắc, kiên cố và vĩnh viễn: Là động cơ dẫn tới sự thắng lợi, nổi trội và hùng mạnh: Nó giúp tín đồ của nó nâng cao giá trị của mình: Bằng an và được cứu rỗi: 13- Giáo lý Islam là giáo lý của sự hữu nghị và đoàn kết: 14- Rạch ròi và thẳng lối: 15- Nó sẽ bảo vệ tín đồ của nó khỏi sự nhầm lẫn, sự hỗn loạn và lạc lối: 16- Nó giúp tín đồ của nó có đươc sự khuây khỏa trong tâm hồn cũng như trong tư tưởng: 17- An toàn cho tâm niệm và hành động: 18- Nó làm ảnh hưởng đến phong cách, bản chất đạo đức và cư xử: 19- Nó thúc giục tín đồ kiên trì và nỗ lực. 20- Nó gửi vào tâm của người tin tưởng sự tôn vinh và kính trọng Kinh Qur’an và Sunnah: 21- Nó giúp tín đồ có cuộc sống tốt đẹp và giá trị: 22- Nó kết hợp giữa linh hồn, tâm và thể xác. 23- Nó thừa nhận trí tuệ nhưng nó giới hạn phạm vi của trí tuệ: 24- Nó công nhận cảm xúc của con người và hướng cảm xúc theo hướng đúng đắn của nó: 25- Giáo lý Islam đảm bảo giải quyết tất cả mọi vấn đề: Các Đặc Điểm Của Những Người Phái Sunnah & Jamma-ah 1-Chỉ tiếp thu từ phạm vi Kinh Qur’an và Sunnah: 2- Tuân thủ theo đúng nội dung ngữ cảnh của bộ giáo luật và hiểu nó theo tiêu chí và đường lối của những bậc tiền bối ngoan đạo và chính trực: 3- Noi gương và bác bỏ tất cả những đổi mới: 4- Luôn chú trọng và gìn giữ Kinh Qur’an và Sunnah: 5- Sự dẫn chứng của họ bằng Sunnah xác thực và bỏ đi sự phân biệt giữa Mutawatur (Hadith được đông người dẫn người truyền) và Al-A-haad (Hadtih được dẫn truyền theo mắc xích một người truyền cho một người): 6- Họ không có một vị Imam vĩ đại nào đến nổi họ phải hoàn toàn tiếp nhận lời nói của y mà chỉ có Thiên Sứ của Allah ﷺ: 7- Họ là những người biết rõ nhất về Thiên Sứ của Allah ﷺ: 8- Gia nhập hoàn toàn vào đạo giáo : 9- Tôn trọng và đề cao những bậc tiền bối ngoan đạo chính trực thời trước: 10-Tập hợp nhiều bằng chứng trong một vấn đề duy nhất, đưa các sự việc ngờ vực đến với sự chính xác: 11- Kết hợp giữa kiến thức và thờ phượng: 12- Kết hợp giữa sự phó thác cho Allah và tìm lấy các nguyên nhân và động cơ thành sự: 13- Kết hợp giữa sự phát triển, mở rộng cuộc sống trên trần gian và Zuhd (sự không quá chú trọng cõi trần gian, sự khổ hạnh): 14- Kết hợp giữa sự kính sợ, niềm hy vọng và lòng yêu thương: 15- Kết hợp giữa sự khoan dung độ lượng, sự mềm dẻo, nghiêm khắc và cứng rắn: 16- Kết hợp giữa trí tuệ và cảm xúc: 17- Công bằng và liêm chính: 18- Uy tín trong sự hiểu biết: 19- Luôn cân đối ở mức chính giữa: Allah, Đấng Tối Cao phán rằng: 20- Không có sự bất đồng và mẫu thuẫn giữa họ về các nền tảng giáo lý: 21- Bỏ qua những tranh chấp hơn thua trong tôn giáo, và luôn hữu nghị với những người tranh chấp: 22- Bảo vệ và duy trì trong việc tập hợp các lời nói của những người Muslim về chân lý: 23- Có tầm nhận thức rộng: 24- Có phẩm chất đạo đức tốt: 25- Họ là những người tuyên truyền con đường chính nghĩa của Allah đến cho mọi người: 26- Họ là những người khác thường: 27- Họ là nhóm người được cứu rỗi: 28- Họ là nhóm người được ban cho sự thắng lợi: 29- Họ không chống cự cũng như không ủng hộ ngoại trừ trên cơ sở tôn giáo: 30- Sự an toàn của họ khỏi việc khẳng định cho là người ngoại đạo: 31- Các vị Sahabah của Thiên Sứ ﷺ luôn được bằng an từ trái tim và lưỡi của họ: 32- Sự an toan của họ khỏi sự nhốn nháo, sự nhiễu loạn, sự loạng choạng cũng như sự mâu thuẫn và bất đồng: 33- Xác định lại thông tin và không vội vã hay hấp tấp trong việc quyết định một điều luật nào đó: 34- Họ được báo tin mừng khi chết: 35- Những ân phước và công đức được nhân thêm, và được tăng thêm cấp bậc: Tóm Lược Giáo Lý Phái Sunnah & Jama-ah (Khái Niệm & Những Đặc Điểm) Lời Mở Đầu Của Nhà Hổ TrợMọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Allah, Đấng Chủ Tể của toàn vũ trụ. Xin tán dương về các ân huệ mà Ngài đã ban cấp và những gì được Ngài ban thêm. Cầu xin bằng an và phúc lành cho Vị nhân từ, Vị hướng dẫn, Vị Nabi của chúng ta Muhammad, cho dòng dõi của Người, những vị Sahabah (bạn đồng hành) của Người. Và sau nữa:Chúng tôi xin gởi đến các bạn độc giả thân hữu một xuất bản mới từ nhóm chủ đề (Các Bức Thông Điệp Chỉ Dẫn) được xuất bản bởi Cục Hướng dẫn và Tuyên truyền thuộc Vệ Binh Quốc gia với số lượng khoảng (5.000.000) bản. Thật đáng tán dương và tạ ơn Allah, xin Ngài chấp nhận và ban phúc lành cho tất cả chúng ta.Quả thật, chúng tôi đã cố gắng trong việc lựa chọn cho các bức thông điệp này với những chủ đề đa dạng và cố gắng tiếp cận tình hình thực tế của dân chúng và nhu cầu của họ, và lưu ý họ những điều, những sự việc bắt buộc họ phải hướng về Thượng Đế của họ, Đấng Tối Cao. Chúng tôi cũng cố gắng củng cố mối quan hệ của họ với tôn giáo của mình, mối quan hệ của họ với các lãnh đạo vụ việc của họ. Giống như chúng tôi đã ráng sức chỉ tập hợp và chọn lọc các tác phẩm từ những học giả uyên bác, những nhà tuyên truyền có đạo đức và những vị nghiên cứu sinh nổi bật được nhiều người biết đến. Bởi vậy, chuỗi mắc xích của các bức thông điệp này là một hệ thống trọn vẹn và hữu ích dưới sự cho phép của Allah, trong đó, chứa đựng nhiều vấn đề: Giáo lý, các nghi thức thờ phượng, lễ nghĩa, và đạo đức.Bên cạnh đó, Cục Hướng dẫn và Tuyên truyền Quốc gia cũng cho ấn loát một chuỗi tập sách khác, là các loại sách kiến thức mẹ (nguồn) về nhiều thể loại khác nhau như Tafseer (Giải thích Qura’n), Hadith (Đường lối và sự giáo huấn của Thiên sứ Muhammad qua lời nói, hành động cũng như thái độ của Người và sự hài lòng trước hành động của các bằng hữu), giáo lý, giáo luật, và tiểu sử. Chuỗi tập sách này gồm (24) quyển và được in ấn khoảng (125.000) bản. Đây là chưa kể những thứ khác mà Cục Hướng dẫn đã phát hành như các tài liệu thu nhỏ trên các tờ giấy, băng, đĩa thu âm cùng với áp phích giáo dục trong các dịp khác nhau.Quả thật, những nỗ lực tốt đẹp mà Cục Hướng dẫn và Tuyên truyền đã và đang hoạt động đích thực là một thành quả to lớn dưới sự hỗ trợ thường trực từ các vị chức trách trong Vệ binh Quốc gia, tiêu biểu hơn hết là vị đứng đầu Vệ binh – Hoàng thái tử Abdullah bin Abdul Al-aziz Ali Su-ud, phó chủ tích hội đồng các bộ. Hoàng thái tử cũng là người trực tiếp ủng hộ và giám sát Cục Hướng dẫn và Tuyên truyền này, quả thật, ngoài những ấn loát này Hoàng thái tử còn ủng hộ rất nhiều việc ấn loát khác nữa từ nguồn tài chính riêng của mình. Cầu xin Allah để những việc làm đó của Hoàng thái tử trên chiếc cân thiện tốt của Ngài.Quả thật, việc ủng hộ to lớn này xuất phát từ bản chất hào hiệp và tấm lòng cao thượng của hoàng tộc, không phải là một việc làm xa lạ nào cả, bởi thực chất đây là việc mở rộng chính trị cho đất nước hồng phúc này kể từ khi dựng nước. Việc làm này được xem như một sứ mệnh trong việc phục vụ con đường Islam, phục vụ và hỗ trợ cộng đồng Muslim ở khắp mọi nơi, từ thời đại hiệp hội của cố đức vua Abdul Aziz bin Abdur Rahman Ali Su-ud (cầu xin Allah thương yêu ngài) cho tới thời của đức vua đương thời với danh hiệu Kha-dim Al-Haramain Al-Sharifain (Vị phục vụ cho hai thánh đường thiên liêng: thánh đường Nabawi tại Madinah và thánh đường Makkah) – cầu xin Allah kéo dài tuổi thọ cho đức vua để ông có thể tiếp tục trên con đường phục tùng Ngài, xin Ngài ban phúc lành cho cuộc sống của ông.Và thêm nữa, chúng ta cũng không thể không nhắc đến Hoàng Thái tử Badr bin Abdul Aziz – Phó bộ Vệ binh quốc gia cũng có nhiều đóng góp một số xuất bản của cục Hướng dẫn và Tuyên truyền. Chúng tôi rất lấy làm cảm kích và hết lòng ca ngợi ông và cầu xin Allah ban nhiều ân phước cho ông.Cầu xin Allah ban cho tất cả những người có trách nhiệm trông coi mọi vụ việc của đất nước này sự thành công và đúng đắn, đồng thời cũng cầu xin Ngài bảo vệ và che chở cho chúng ta có cuộc sống yên bình và bằng an, quả thật Ngài là Đấng hằng nghe và đáp lại lời cầu nguyện, ..., cầu xin Allah ban sự bằng an và phúc lành cho Nabi Muhammad và dòng dõi của Người, các bạn Sahabah của Người tất cả.Tiến sĩIbrahim bin Muhammad Abu UbahTrưởng Cục Hướng dẫn và Tuyên truyền Lời Giới Thiệu Của Shaikh Abdul Aziz bin Adullah bin Baz Về Nguyên Tác Của Quyển Sách Mọi lời ca ngời và tán dương kính dâng lên Allah, cầu xin bằng an và phúc lành cho vị Nabi mà sau Người không có vị Nabi nào nữa, Muhammad và cho dòng dõi của Người cùng các vị Sahabah của Người.Quả thật tôi đã xem qua những gì mà người anh em thân hữu của chúng ta, Sheikh Muhammad bin Ibrahim Al-Hamd, đã biên soạn về đề tài phân tích và giải thích giáo lý của phái Sunnah và Jama-ah, và những gì mà Allah đã cho thấy sự nổi bật của họ trong kiến thức hữu ích cũng như những việc làm ngoan đạo, những đức tính đáng ca ngợi và phẩm chất đạo hạnh đáng kính. Và quả thật, ông đã đặt tên cho quyển sách của mình là “Giáo lý của phái Sunnah và Jama-ah, khái niệm và các đặc điểm”, và tôi thấy rằng nó là một quyển sách giá trị và hữu ích, nó nói rõ về giáo lý phái Sunnah và Jama-ah và những phẩm chất đạo đức của họ; cầu xin Allah ban sự tốt lành cho tác giả và tăng thêm ân phước cho ông cũng như xin Ngài tăng thêm cho chúng ta và cho ông kiến thức bổ ích và việc làm ngoan đạo.Và riêng tôi thì khuyên tất cả những ai có cơ hội hãy đọc nó để thu thập điều hữu ích vì nó mang lại điều hữu ích rất lớn và lời giải thích của nó là nói những hoàn cảnh và tình trạng của những người theo Sunnah, và Allah mới là Đấng có quyền ban sự thành công cho chúng ta và cho tất cả những tín đồ Muslim kiến thức hữu ích và những việc làm ngoan đạo. Cầu xin Ngài cải thiện những người cầm quyền điều hành vụ việc của cộng đồng tín đồ Muslim, xin Ngài hãy ban cho họ sự thông hiểu giáo luật và xin Ngài phù hộ cho tất cả tránh khỏi những bại hoại và tội lỗi, quả thật, Ngài là Đấng hằng nghe và rất gần, cầu xin bằng an và phúc lành cho Nabi của chúng ta Muhammad, dòng dõi của Người và các vị Sahabah của Người. Viết vào 9/11/1415 lịch Hijri.Abdul Aziz bin Abdullah bin BazTổng cố vấn giáo luật vương quốc Ả rập SaudiChủ tịch hội các học giả lớnTổng cục nghiên cứu và tư vấn kiến thức tôn giáo Lời Mở Đầu Của Tác Giả Về Quyển SáchMọi lời ca ngơi và tán dương kính dâng Allah, xin tạ ơn Ngài và cầu xin sự giúp đỡ của Ngài, xin Ngài phù hộ cho bầy tôi tránh khỏi những điều xấu trong bản thân và những điều sai quấy trong việc làm, ai được Allah chỉ đạo thì sẽ không bị lạc lối và ai bị Allah làm cho lệch lạc thì sẽ không ai có khả năng hướng dẫn cho y, tôi xin chứng nhận không có Đấng nào đáng được thờ phượng Ngoài Allah duy nhất, không có kẻ đối tác nào cùng Ngài, và tôi chứng nhận Muhammad là bề tôi của Ngài và là vị Sứ giả của Ngài, cầu xin Allah ban sự bằng an và phúc lành cho Người, cho dòng dõi của Người, và các vị Sahabah của Người.Quả thật việc học hỏi giáo lý Islam và kêu gọi mọi người đến với nó là bổn phận trong các bổn phận và nghĩa vụ, là một việc quan trọng trong các việc quan trọng; bởi lẽ, việc làm muốn được công nhận thì nó phải đồng thuận với bản chất đúng đắn và đích thực của giáo lý, và sự hạnh phúc trên trần gian cũng như ở đời sau sẽ không thể có trừ phi phải nắm chắc giáo lý và bình an khỏi những điều phủ nhận nó, lẫn tránh nó hoặc phỉ báng tính hoàn hảo của nó.Và giáo lý Islam là một khuôn mẫu cho giáo lý của phái Sunnah và Jama-ah và đó là giáo lý đúng đắn và chân lý mà Allah đã hài lòng đối với bầy tôi của Ngài, và nó cũng là giáo lý của các vị Nabi, các vị Thiên sứ và những người tuyên truyền cũng như những người ngoan đạo luôn noi theo đường lối của họ cho đến Ngày Tận thế.Và một trong những cách tuyên truyền và kêu gọi đến với giáo lý này là phơi bày các định hướng của nó, đưa ra những tiêu chuẩn tốt đẹp của nó, trình bày những đặc điểm của nó cùng với những đặc điểm của những người theo nó, khai trừ những gì được gán ghép cho nó cũng như khai trừ những ai bóp méo nó và những kẻ phá hoại mạo danh nghĩa; mục đích để vạch rõ đường lối, minh bạch các bằng chứng, thiết lập lý lẽ và lập luận.Bởi đây là một trong những điều khiến cho mọi người yêu thích giáo lý đó, và làm cho họ vui vẻ đón nhận nó, giúp những ai đã theo nó càng bám chặt vào nó và cố gìn giữ nó.Và chúng ta đang ở vào thời đại có rất nhiều sự việc đều được thực hiện theo sở thích, sự lệch lạc được hưởng ứng rộng rãi, từng người cứ tuyên truyền những điều Bid-ah (điều mới trong tôn giáo) của mình và cố mời gọi mọi người đến với sự lệch lạc đó.Bởi những điều này, những người theo phái Sunnah và Jama-ah có trách nhiệm lên tiếng kêu gọi trở về chân lý, có trách nhiệm tuyên truyền giáo lý đúng đắn của họ cho loài người, để Allah dẫn dắt những ai muốn hướng về những điều tốt đẹp.Với ý nghĩa này, tôi đã cố gắng biên soạn qua những trang giấy với lời tựa: ((Giáo Lý Của Phái Sunnah & Jama-ah)) ((Khái Niệm – Các Đặc Điểm)) Cầu xin Allah với các đại danh hoàn mỹ cùng với các thuộc tính tối cao của Ngài, hãy ban phúc cho quyển sách này và hãy biến nó thành một việc làm toàn tâm toàn ý vì một mình Ngài duy nhất. Và cuối lời, xin kính dâng mọi lời ca ngợi và tán dương lên Allah, Đấng Chủ Tể của toàn vũ trụ, cầu xin Ngài ban sự bằng an và phúc lành cho Nabi Muhammad, cho dòng dõi của Người và tất cả các vị Sahabah của Người.Muhammad bin Ibrahim Al-HamdAl-Zulfi 11932Hộp thư : 460 Khái Niệm Về Aqi-dah (Giáo Lý) Islam Định nghĩa Aqi-dah theo thuật ngữ thông dụng: có nghĩa là niềm tin kiên định, là điều luật cố định không thể nghi ngờ, là những gì được con người tin và thừa nhận trong tâm, và lấy nó làm hệ tư tưởng và tôn giáo mà không cần quan tâm xem xét đến bản chất đúng hay sai của nó. Định nghĩa Aqi-dah theo thuật ngữ Islam: có nghĩa là đức tin kiên định nơi Allah, nơi các vị Thiên thần của Ngài, nơi các Kinh sách và các vị Sứ giả của Ngài, đức tin kiên định vào Ngày Sau, vào số mạng tốt xấu được định sẵn, đức tin kiên định vào tất cả những gì đến từ Qur’an, từ Sunnah (đường lối của Nabi Muhammad ﷺ) đích thực về các nền tảng giáo luật, các giáo điều cũng như các thông điệp tôn giáo, và đức tin vào những gì đã được thảo luận đi đến thống nhất bởi toàn thể những bậc tiền bối ngoan đạo thời trước; và sự phục tùng mọi điều luật cũng như mệnh lệnh của Allah, Đấng Tối Cao, đồng thời vâng lời Thiên Sứ của Ngài ﷺ và noi theo đường lối của Người. 3- Các chủ đề của môn học Aqi-dah:Aqi-dah dưới khái niệm của phái Sunnah và Jama-ah là một danh từ riêng được dùng để chỉ nguồn kiến thức nói về các khía cạnh của Tawhid (thuyết độc thần), đức tin Iman, Islam, những điều vô hình, những vấn đề tiên tri, định mệnh, các thông điệp, nền tảng giáo luật, và những gì được thống nhất bởi toàn thề các bậc tiền bối ngoan đạo thời trước về các vấn đề Aqi-dah như lòng trung thành, Đấng Tạo Hóa, bổn phận hướng về các vị Sahabah và các mẹ của những người đức tín (những người vợ của Nabi Muhammad ﷺ) – cầu xin Allah hài lòng với tất cả họ.Trong nguồn kiến thức này còn có sự phản hồi đến những người Kafir (những người không tin tưởng hay những người ngoại đạo), những người Bid-ah (những người cải cách và đổi mới tôn giáo), những người theo chủ nghĩa sở thích, những thành phần tiêu cực và những trường phái lệch lạc, ... 4- Các tên gọi của môn học Aqi-dah đối với phái Sunnah và Jama-ah:1- Aqi-dah (giáo lý), hay E’tiqot, hoặc Aqo-id (tư tưởng tôn giáo), 2- Tawhid (Giáo lý độc thần), 3- Sunnah (đường lối của Thiên Sứ ﷺ), 4- Shari-ah (luật Islam), 5- Iman (đức tin), 6- Usu-luddin hoặc Usul Addiya-nah (nền tảng tôn giáo). 5- Phái Sunnah và Jama-ah:Họ là những người noi theo đúng với những gì trong đường lối của Nabi Muhammad ﷺ và các Sahabah (những người tận mắt nhìn thấy Nabi và tin tưởng Người và chết trong Islam) của Người, họ luôn bám sát đường lối của Nabi ﷺ. Và họ cũng chính là những người Sahabah, những người Ta-bi’in (những người tận mắt nhìn thấy các Sahabah và tin tưởng Nabi ﷺ và chết trong Islam), những vị Imam chính trực đi theo đường lối của họ (Sahabah và Ta-bi’in). Các vị Imam này là những người đã thiết lập và dựng lên đường lối ngay chính để mọi người đi theo đúng với đường lối của Nabi ﷺ và họ là nguồn kế thừa cho mọi người tiếp nối trên khắp mọi nơi và cho mọi thời đại về sau, và họ chính là những người còn mãi trong sự thắng lợi cho đến ngày tận thế.Họ được gọi với cái tên “phái Sunnah và Jama-ah” như vậy vì sự noi theo đường lối Nabi ﷺ của họ và sự thống nhất của họ trong việc lấy Sunnah (đường lối của Nabi ﷺ) làm nền tảng cho lời nói, hành động và tư tưởng. 6- Các tên gọi của phái Sunnah và Jamma-ah:Phái Sunnah và Jama-ah có những tên gọi khác nhau tiêu biểu là:1- Ahlus Sunnah wal Jama-ah (phái Sunnah và Jama-ah)2- Ahlus Sunnah (phái Sunnah)3- Ahlul Jama-ah (phái Jama-ah)4- Al-Jama-ah (phái Al-Jama-ah)5- As-Salaf As-Salih (phái Salaf, tức phái của những bậc tiền bối ngoan đạo thời trước)6- Ahlul Athar (phái cổ xưa)7- Ahlul Hadith (phái Hadith, hadith là những di huấn của Nabi ﷺ từ lời nói, hành động và thái độ của Người)8- Al-firqah Anna-jiyah (phái của sự tin tưởng)9- At-Ta-ifah Mansu-rah (phái thắng lợi)10- Ahlul Ittiba’ (phái Ittiba’, Ittiba’ là sự tuân thủ và noi theo). Các Đặc Điểm Của Giáo Lý Islam – Giáo Lý Của Phái Sunnah và Jamma-ahGiáo lý Islam - giáo lý phái Sunnah và Jamma-ah - có nhiều đặc điểm mà không có bất kỳ giáo lý nào có được, điều này không có gì đáng ngạc nhiên bởi lẽ đây là giáo lý từ Đấng Thiên Khải không bao giờ có sự sai lệch và vô giá trị.Sau đây là các đặc điểm của nó: Nguồn tiếp thu an toàn: đặc điểm này là do nó được dựa trên Kinh Qur’an và Sunnah (đường lối của Thiên Sứ), trên sự thống nhất của toàn thể các bậc ngoan đạo tiền bối thời trước. Tất cả đều là nguồn tinh khiết không bị vẩn đục bởi các tư tưởng tùy tiện và ngờ vực.Và đặc điểm này không có trong bất kỳ trường phái nào khác ngoài giáo lý Islam - giáo lý của phái Sunnah và Jama-ah. 2- Thể hiện sự quy phục và chấp nhận Allah, Đấng Tối Cao, và Thiên Sứ của Ngài ﷺ: Bởi đây là vấn đề của sự vô hình mà sự vô hình chỉ có thể thừa nhận và quy phục.Do đó, sự quy phục và chấp nhận điều vô hình là một trong những thuộc tính thiêng liêng của người có đức tin được Allah khen ngợi, Ngài phán:)ذَٰلِكَ ٱلۡكِتَٰبُ لَا رَيۡبَۛ فِيهِۛ هُدٗى لِّلۡمُتَّقِينَ ٢ ٱلَّذِينَ يُؤۡمِنُونَ بِٱلۡغَيۡبِ( (البقرة: 2، 3)(Đây là kinh sách không có gì phải ngờ vực cả (dùng làm) Chỉ đạo cho những người ngay chính sợ Allah. Những người tin tưởng vào điều vô hình) (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 2,3)Bởi lẽ, trí óc không thể nhận thức được điều vô hình, và cũng không thể nhận biết hết giá trị các giáo luật, vì nó yếu kém và rất giới hạn, giống như thính giác con người chỉ nghe được với tần số có hạn, thị giác của y chỉ nhìn thấy được trong hạn định và bị mệt mỏi, và sức lực của y luôn trong phạm vi có hạn. Cho nên, việc tin tưởng vào điều vô hình và quy phục Allah, Đấng Tối Cao, là điều hiển nhiên. 3- Hợp với lẽ tự nhiên và tư tưởng lành mạnh đúng mực: Giáo lý của phái Sunnah và Jama-ah luôn hợp tình và thỏa lý với bản chất tự nhiên đúng đắn, luôn đồng thuần và hài hòa với trí óc chuẩn mực, không có sự tùy tiện theo sở thích và những ngờ vực bệnh hoạn. 4- Tiếp nối đường lối của Thiên Sứ ﷺ, của những người theo gót chân Người và những vị Imam chính trực trong đạo qua lời nói, hành động và tư tưởng: Và đặc điểm này đã được thừa nhận bởi rất nhiều trường phái đối lập. Do đó, xin tán dương và ca ngợi Allah rằng không có bất kỳ nền tảng nào trong nền tảng giáo lý của phái Sunnah và Jama-ah lại không được đặt trên cơ sở Kinh Qur’an và đường lối Sunnah của Thiên Sứ ﷺ hoặc trên cơ sở của các bậc tiền bối ngoan đạo và chính trực, và đây là điều ngược lại với giáo lý của các trường phái lệch lạc khác.5- Rõ ràng, dễ hiểu và thuyết phục: Bởi nó là giáo lý đơn giản và minh bạch, nó rõ ràng như ánh nắng của những ngày xuân, không có sự mập mờ, không mơ hồ khó hiểu và cũng không phức tạp, mà mỗi ngôn từ của nó đều rõ ràng, nội dung của nó đều minh bạch, người có trình độ hay không có trình độ, già hay trẻ đều hiểu được, bởi lẽ, nó được dựa trên Kinh Qur’an và Sunnah mà những bằng chứng của Qur’an và Sunnah giống như lương thực mang lại giá trị dinh dưỡng cho con người, hơn thế nữa, giống như nước mang lại sự sống cho bé sơ sinh, trẻ con, người khỏe mạnh và đau yếu. 6- An toàn khỏi sự nhiễu loạn, sự mâu thuẫn và sự hồ nghi: Không chỗ nào trong giáo lý Islam – giáo lý của phái Sunnah và Jama-ah có sự tồn tại của những tiêu cực này, mà làm sao có thể có được những tiêu cực khi nó là một sự Thiên khải không bao giờ có sự lệch lạc và lỗi.Chân lý không bao giờ gây nhiễu loạn, không bao giờ tạo ra mâu thuẫn và cũng không bao giờ chứa đựng sự mơ hồ hay ngờ vực.Allah phán: )وَلَوۡ كَانَ مِنۡ عِندِ غَيۡرِ ٱللَّهِ لَوَجَدُواْ فِيهِ ٱخۡتِلَٰفٗا كَثِيرٗا( النساء: 82(Nếu là từ một Đấng nào khác ngoài Allah thì chắc chắn chúng sẽ tìm thấy trong đó nhiều mâu thuẫn) (Chương 4 – An-Nisa, câu 82) 7- Nó có thể mang đến sự lúng túng nhưng nó không mang đến những điều không thể xảy ra: Trong giáo lý Islam có những điều làm sững sờ các suy nghĩ và có những điều có thể làm trí tuệ trở nên bối rối như các sự việc vô hình: sự trừng phạt và hưởng thụ trong ngôi mộ (cõi Barzakh hay còn gọi là cõi chết), chiếc cầu Sirat (một chiếc cầu mà Allah dùng nó để chứng minh đức tin của con người vào Ngày phán xét, chiếc cầu được thông điệp là rất nhỏ nhỏ hơn sợi tóc và sắc như lưỡi gươm được bắt ngang qua Hỏa ngục, mỗi người sẽ phải đi qua nó để đến với Thiên Đàng, ai có đức tin chắc chắn sẽ vượt qua được chiếc cầu này còn ai không có đức tin sẽ rơi vào Hỏa ngục bên dưới thật thê thảm), Hawdh (là hồ nước được ban cho những người có đức tin, ai uống nước của nó sẽ không bao giờ khát nữa, mỗi vị Nabi cùng các tín đồ của mình được ban cho một hồ nước, trong đó, hồ nước của Nabi Muhammad ﷺ và cộng đồng của Người là to nhất và hoành tráng nhất, nước hồ có màu trắng từ sữa, ngọt như mật ong mang hương thơm của xạ hương, trong hồ có những đồ múc bằng vàng và bạc chiếu sáng lấp lánh như các vì sao), Thiên Đàng, Hỏa Ngục và những thuộc tính vĩ đại của Allah, Đấng Tối Cao.Trí óc của con người có thể bị lúng túng và bỡ ngỡ trong việc nhận thức về sự thực của những điều vừa nêu, nhưng điều đó không gây cản trở cho nó tiếp nhận sự thực bởi lẽ tất cả sự thực này đều được công bố từ sự Thiên khải, không phải là sự phát ngôn tùy tiện. 8- Khái quát, bao trùm, và đúng đắn: Giáo lý Islam bao hàm và trọn vẹn, nó luôn đúng và có giá trị ở mọi lúc mọi nơi, mọi hoàn cảnh và mọi xã hội. 9- Vững chắc, kiên cố và vĩnh viễn: Giáo lý Islam là giáo lý vững chắc, cố định và bất hũ. Quả thật, nó đã đứng vững và hiên ngang trước bao sóng gió của kẻ thù ngoại đạo từ Do thái, Thiên Chúa, Al-Majus (tôn giáo thờ lửa) cho đến các tôn giáo khác.Những người này, họ cứ tưởng họ hùng mạnh nhưng thực chất là yếu hèn, họ cử tưởng họ là những cục than hồng đỏ rực nhưng thực chất chỉ là những tro tàn, họ cứ tưởng họ là ngọn lửa đang bùng cháy nhưng thực chất bị tắt hẳn từ lâu. Giáo lý Islam vẫn cứ bền vững và kiên cố cho đến ngày tận thế, nó được bảo vệ và che chở bởi Allah, Đấng Tối Cao, Ngài sẽ hộ tống nó đi từ thời đại này đến thời đại khác, thể kỷ này qua thế kỷ kia, từ cộng đồng này đến cộng đồng nọ, nó sẽ luôn được bảo toàn nguyên vẹn khỏi sự bóp méo, thêm bớt hay sửa đổi.Điều này làm sao là không thể vì Allah, Đấng Tối Cao và Toàn Năng sẽ ra sức bảo tồn nó và không một tạo vật nào có thể vượt qua quyền năng của Ngài!Allah phán bảo:)إِنَّا نَحۡنُ نَزَّلۡنَا ٱلذِّكۡرَ وَإِنَّا لَهُۥ لَحَٰفِظُونَ( الحجر: 9(Quả thật TA đã đã ban thông điệp nhắc nhở (Qur’an) xuống và chính TA sẽ bảo quản nó) (Chương 15 – Al-Hijr, câu 9). Là động cơ dẫn tới sự thắng lợi, nổi trội và hùng mạnh: điểm này chỉ có ở những người theo giáo lý đúng đắn và chân lý và họ mới đích thực là những người phơi bày chân lý, là những người luôn tự tin và được chiến thắng, như Nabi ﷺ đã bảo: ((لاَ تَزَالُ طَائِفَةٌ مِنْ أُمَّتِى ظَاهِرِينَ عَلَى الْحَقِّ لاَ يَضُرُّهُمْ مَنْ خَذَلَهُمْ حَتَّى يَأْتِىَ أَمْرُ اللهِ وَهُمْ كَذَلِكَ)) (أخرجه مسلم في كتاب الإمارة 3/1523)“Sẽ vẫn còn một nhóm người trong cộng đồng tín đồ của Ta luôn củng cố và phô bày chân lý và không ai trong những người muốn loại bỏ họ có thể hãm hại được họ, sự việc này cử tiếp diễn như thế cho đến ngày tận thế.”(Muslim: Chương “Sự thống trị” 3/1523)Do đó, người nào nhận lấy giáo lý đó thì y sẽ được Allah ban cho vinh quang, còn ai từ bỏ nó thì Allah sẽ hạ thấp y xuống.Và chắc chắn ai từng đọc lịch sử sẽ biết rõ điều đó, khi nào người Muslim xa rời tôn giáo của mình thì họ sẽ phải đối mặt với những gì phải đối mặt, giống như những gì đã xảy ra cho họ ở Andalus (Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ngày nay) và những nơi khác. Nó giúp tín đồ của nó nâng cao giá trị của mình: Và ai tin tưởng nó, luôn tăng cường tìm hiểu nó, thực hiện theo nó và tuyên truyền kêu gọi thiên hạ đến với nó thì Allah sẽ đưa cao giá trị của y lên, y sẽ được mọi người nhớ đến, hồng phúc của y được lan khắp thiên hạ, cá nhân cũng như tập thể. Bởi lẽ, giáo lý đúng đắn tốt hơn những gì mà trái tim của con người cảm nhận được về nó, tốt hơn những gì mà trí tuệ của con người nhận thức được từ nó. Quả thật, nó sẽ làm ra những lề lối hữu ích và những phẩm chất đạo đức cao đẹp. Bằng an và được cứu rỗi: Bởi Sunnah (đướng lối của Thiên Sứ ﷺ) là chiếc phao cứu rỗi, cho nên, ai bám chặt nó sẽ được bằng an và được giải thoát và ai buông nó ra thì sẽ chìm và chết đuối. 13- Giáo lý Islam là giáo lý của sự hữu nghị và đoàn kết: Những người Muslim không thể hợp nhất và càng không thê thống nhất với nhau về các tư tưởng cũng như quan điểm của họ trừ phi họ bám chặt giáo lý của mình và cố giữ lấy nó, bởi nguyên nhân khiến họ chia rẽ và luôn bất đồng nhau là sự xa rời của họ với giáo lý của mình. 14- Rạch ròi và thẳng lối: Giáo lý Islam là giáo lý rành mạch giữa đúng và sai, tín đồ của nó luôn nhận thức và phân biệt được giữa cái đúng đắn và lệch lạc, con đường của họ thẳng bước và mục đích của họ luôn được vạch định rõ ràng. 15- Nó sẽ bảo vệ tín đồ của nó khỏi sự nhầm lẫn, sự hỗn loạn và lạc lối: Đường lối của nó chỉ có một, nền tảng nguyên lý của nó rõ ràng và cố định không thay đổi. Do đó, các tín đồ của nó sẽ an toàn khỏi sự tùy tiện, sự hỗn loạn trong việc phân chia sự kế vị, sự lẫn lộn giữa yêu thương và thù hận, nó sẽ cho tín đồ của nó một tiêu chí chuẩn mực không bao giờ bị sai lệch, nó còn giúp cho tín đồ của nó tránh khỏi sự chia rẽ, lạc lối và mất phương hướng, nó giúp tín đồ của nó nhận biết ai là người ủng hộ và ai là người phản đối, và nó giúp tín đồ nhận biết và phân biệt đâu là quyền lợi và đâu là bổn phận và nghĩa vụ. 16- Nó giúp tín đồ của nó có đươc sự khuây khỏa trong tâm hồn cũng như trong tư tưởng: Sẽ không có sự lo lắng trong lòng cũng như không có sự xáo trộn hay nhiễu loạn trong suy nghĩ bởi giáo lý này nó đến với người có đức tin từ Đấng Tạo Hóa của y – Đấng Vĩ Đại và Tối Cao – y sẽ hài lòng với Ngài rằng Ngài là Đấng Chủ Tể, Đấng Điều Hành, Đấng Phán Xét Công Bằng, y sẽ cảm thấy trong tim sự thanh thản và yên tâm về số phận của mình, y sẽ cảm thấy hạnh phúc và vui tươi về sự định đoạt của Ngài, tư tưởng và suy nghĩ của y sẽ ý thức được Ngài. 17- An toàn cho tâm niệm và hành động: Bởi giáo lý Islam giúp tín đồ của nó an toàn khỏi sự lệch lạc trong việc thờ phượng Allah, Đấng Tối Cao, cho nên, tín đồ của nó sẽ không thờ phượng ai khác ngoài Allah và sẽ không đặt niềm hy vọng vào một ai khác ngoài Ngài. 18- Nó làm ảnh hưởng đến phong cách, bản chất đạo đức và cư xử: Nó sai khiến tín đồ của nó mọi điều tốt và ngăn cản họ mọi điều xấu, nó ra lệnh bảo họ công bằng và ngay chính và cấm đoán họ bất công và lệch lạc. 19- Nó thúc giục tín đồ kiên trì và nỗ lực. 20- Nó gửi vào tâm của người tin tưởng sự tôn vinh và kính trọng Kinh Qur’an và Sunnah: Bởi các tín đồ luôn biết rõ rằng Kinh Qur’an và Sunnah là đúng đắn, là chân lý, là Chỉ đạo, là sự nhân từ, cho nên lẽ đương nhiên, họ phải tôn vinh và kính trọng hai thứ đó, họ luôn sẵn sàng tiếp thu và đón nhận từ chúng. 21- Nó giúp tín đồ có cuộc sống tốt đẹp và giá trị: Trong cái bóng mát của giáo lý Islam thì sự yên bình và cuộc sống tốt đẹp được khẳng định. Bởi lẽ, sự tin tưởng nơi Allah và toàn tâm toàn ý chỉ thờ phượng duy nhất một mình Ngài và phủ bỏ tất cả những gì khác ngoài Ngài chắc chắn sẽ là nguyên nhân, là động cơ cho sự yên bình, sự tốt đẹp và hạnh phúc ở cả hai cõi (đời này và đời sau); và sự yên bình là bạn đồng hành của niềm tin cho nên mất đi niềm tin là mất đi sự yên bình, Allah, Đấng Tối Cao phán:)ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ وَلَمۡ يَلۡبِسُوٓاْ إِيمَٰنَهُم بِظُلۡمٍ أُوْلَٰٓئِكَ لَهُمُ ٱلۡأَمۡنُ وَهُم مُّهۡتَدُونَ( (الأنعام :82)(Những ai có đức tin và không trộn lẫn đức tin thuần túy của họ với điều sai trái (của việc tôn thờ đa thần) thì là những người sẽ được an toàn nhất bởi vì họ được hướng dẫn đúng theo Chính đạo) (Chương 6 – Al-An-am, câu 82)Do đó, những người có đức tin, những người ngay chính kính sợ Allah là những người sẽ có được sự an toàn và binh yên hoàn toàn, họ sẽ được ban hướng dẫn trọn vẹn ở đời này và đời sau; còn những người thờ đa thần và tội lỗi, họ là những người luôn mang tâm trạng lo sợ và buồn phiền, bởi họ được tuyên bố là sẽ bị trừng phạt và bởi sự đố kỵ của họ lúc nào cũng tồn tại trong họ. 22- Nó kết hợp giữa linh hồn, tâm và thể xác. 23- Nó thừa nhận trí tuệ nhưng nó giới hạn phạm vi của trí tuệ: Giáo lý Islam tôn trọng trí tuệ một cách rất bình thường, nó đề cao năng lực nhận thức và tư duy của trí tuệ, nó không khai trừ hay bác bỏ trí tuệ, nó cũng không phủ nhận mặt tích cực của trí tuệ, bởi lẽ nó đã không bao giờ chấp nhận người Muslim nào dập tắt ánh sáng của trí tuệ để bắt chước một cách mù quáng trong các vấn đề giáo lý hay trong các vấn đề khác của mọi sự việc. 24- Nó công nhận cảm xúc của con người và hướng cảm xúc theo hướng đúng đắn của nó: Cảm xúc của con người là một hiện tượng thiêng liêng và cao quý, không có bất kỳ một con người bình thường nào có thể tước bỏ sự tồn tại của nó. Và giáo lý Islam không phải là giáo lý bất động, lạnh lùng, khô cằn và cứng ngắc mà nó là một giáo lý sống động, nó thừa nhận cảm xúc của con người, nó khẳng định cái sự thực của cảm xúc, nhưng cũng cùng lúc, nó không buông thả để cho cảm xúc hoàn toàn tự do thể hiện một cách tùy tiện mà nó sẽ điều chỉnh và giữ cảm xúc ở một mức độ hợp lý, nó sẽ hướng cảm xúc theo một hướng đúng đắn, cái hướng sẽ biến nó thành công cụ của những điều tốt lành và vạn thọ thế chỗ cho sự ngông cuồng và quá trớn dẫn đến nhứng điều bài hoại không hợp lẽ. 25- Giáo lý Islam đảm bảo giải quyết tất cả mọi vấn đề: Bất kỳ mọi vấn đế, vấn đề chia rẽ và ly tán, vấn đề chính trị và kinh tế, các vấn đề dốt nát ngu muội, bệnh tật, và đói nghèo, hay những vấn đề khác.Bởi quả thật, với nó Allah đã tập hợp tất cả những con tim chia rẽ, những sở thích khác biệt, Ngài đã dùng nó để làm cho những người Muslim trở nên giàu có khỏi sự đói nghèo và khổ cực, Ngài đã dùng nó để dạy khôn họ thoát khỏi sự dốt nát và ngu muội, Ngài đã ban cho họ sự nhìn thấy thoát khỏi sự mù lòa, Ngài đã ban cấp cho họ thức ăn thức uống trong lúc họ đói khát, và Ngài đã làm họ an lòng khỏi sự lo âu và sợ hãi. Các Đặc Điểm Của Những Người Phái Sunnah & Jamma-ahGiáo lý của phái Sunnah và Jama-ah là giáo lý vượt trội hơn những giáo lý khác thì tương tự như vậy những người theo phái Sunnah và Jama-ah cũng có các đặc điểm nổi bật hơn hẳn những người theo các trường phái khác. Nó sẽ thể hiện một diện mạo cho những ai theo họ, một diện mạo tốt lành và hồng phúc khiến những ai khác cũng muốn thể hiện theo.Và những đặc điểm nổi bật đó của những người theo phái Sunnah và Jama-ah được đề cập dưới đây: 1-Chỉ tiếp thu từ phạm vi Kinh Qur’an và Sunnah: Họ chỉ dùng từ nguồn tinh khiết này cho các tư tưởng của họ, việc thờ phượng của họ, việc ứng xử và giao tế của họ, phẩm cách và đạo đức của họ. Tất cả những gì đồng thuận với kinh Qur’an và Sunnah thì họ sẽ tiếp nhận nó và giữ vững nó, còn tất cả những gì đi ngược lại với hai nguồn này thì họ sẽ khai trừ và bác bỏ một cách triệt để. 2- Tuân thủ theo đúng nội dung ngữ cảnh của bộ giáo luật và hiểu nó theo tiêu chí và đường lối của những bậc tiền bối ngoan đạo và chính trực: Họ chỉ chấp nhận và tuân theo các điều khoản trong bộ giáo luật mà không cần quan tâm đến viếc nó có ý nghĩa và giá trị thế nào, họ không để nội dung ngữ cảnh của nó có mâu thuẫn với trí tuệ của mình mà ngược lại họ sẽ dùng lý lẽ của trí tuệ hòa hợp vơi nó, họ hiểu và nhận thức nó giống như những bậc tiền bối ngoan đạo và chính trực trước kia đã hiểu và nhận thức. 3- Noi gương và bác bỏ tất cả những đổi mới: Họ không bao giờ dám qua mặt Allah và Thiên Sứ của Ngài, họ không bao giờ phát ra tiếng nói trên tiếng nói của Thiên Sứ ﷺ, và họ cũng không bao giờ hài lòng người nào để tiếng nói của mình bên trên tiếng nói của Thiên Sứ ﷺ. Trái ngược với những người Bid-ah (đi theo sự đổi mới và cải cách trong tôn giáo) lệch lạc, họ ngang nhiên đổi mới trong đạo giáo, họ ngang nhiên cải biên và thay đổi lời mặc khải của Allah, Đấng Chủ Tể của toàn vũ trụ, thật là một điều tồi tệ cho những điều họ làm! 4- Luôn chú trọng và gìn giữ Kinh Qur’an và Sunnah: Họ rất chú trọng gìn giữ kinh Qur’an bằng cách học thuộc lòng và thường xuyên đọc xướng nó, cũng như phân tích và giải thích nó để hiểu, họ chú trọng và gìn giữ Hadith (những di huấn của Thiên Sứ qua lời nói, hành động và thái độ của Người) với sự học hỏi thành thạo và tường thuật cho nhau.Khác với những người theo các trường phái khác thuộc những người Bid-ah là họ chỉ chú trọng đến lời nói của các thầy hơn là chú trọng đến kinh Qur’an và Sunnah. 5- Sự dẫn chứng của họ bằng Sunnah xác thực và bỏ đi sự phân biệt giữa Mutawatur (Hadith được đông người dẫn người truyền) và Al-A-haad (Hadtih được dẫn truyền theo mắc xích một người truyền cho một người): bất kể trong giáo luật hay trong giáo lý thì họ đều thấy Hadith là bằng chứng miễn là nó được xác thực từ Thiên Sứ của Allah ﷺ cho dù Hadith đó được dẫn truyền theo dạng Al-a-haad. 6- Họ không có một vị Imam vĩ đại nào đến nổi họ phải hoàn toàn tiếp nhận lời nói của y mà chỉ có Thiên Sứ của Allah ﷺ: Những ai khác ngoài Thiên Sứ ﷺ thì quả thật lời nói của họ chắc chắn sẽ có sự mâu thuẫn với kinh Qur’an và Sunnah, cho nên, những gì họ nói tương đồng với kinh Qur’an và Sunnah thì sẽ được tiếp nhận còn những gì ngược lại thì không. Do đó, tư tưởng và quan niệm của họ là tất cả mỗi người không ai được phép chấp nhận hay khước từ mà chỉ có Thiên Sứ của Allah ﷺ.Còn những người của các trường phái khác thì cuống tín theo hệ phái của họ, họ hoàn toàn tuyệt đối tiếp nhận tất cả lời nói của các vị Imam của họ ngay cả các vị đó có nói sai lệch với bằng chứng xác thực. 7- Họ là những người biết rõ nhất về Thiên Sứ của Allah ﷺ: Họ nắm rõ sự chỉ đạo của Người, hành động của Người, lời nói của Người và sự phản ứng cũng như thái độ của Người; bỡi lẽ đó, họ là những người yêu thương Người nhất và là những người luôn đi theo đường lối của Người.Khác với họ, những người Bid-ah chỉ biết và nhận thức được những gì từ các vị Imam của họ, họ thực chất không biết những gì từ Thiên Sứ của Allah ﷺ. 8- Gia nhập hoàn toàn vào đạo giáo : Họ gia nhập đạo một cách trọn vẹn, họ hoàn toàn tin tưởng Kinh Qur’an theo lời phán của Allah, Đấng Tối Cao :)يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ ٱدۡخُلُواْ فِي ٱلسِّلۡمِ كَآفَّةٗ( (البقرة: 208)(Này hỡi những người có đức tin, hãy gia nhập Islam một cách trọn vẹn) (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 208)Khác với những người xa rời đạo giáo của họ, họ chia rẽ thành từng bè phái và vui mừng với những gì họ đạt được.Khác với những người đã quên đi diễm phúc mà đáng lẽ ra họ phái nhớ lấy nó, họ biến Kinh Qur’an thành từng phần riêng lẻ để họ tin tưởng một số và phủ nhận một số. 9- Tôn trọng và đề cao những bậc tiền bối ngoan đạo chính trực thời trước: Những người theo phái Sunnah đề cao và kính trọng các bậc lão bối ngoan đạo chính trực thời trước, họ noi gương tốt của họ, họ tiếp nhận sự hướng dẫn và chỉ đạo đúng đắn từ họ, họ xem đường lối của họ là an toàn nhất, là hiểu biết nhất và sáng suốt nhất. 10-Tập hợp nhiều bằng chứng trong một vấn đề duy nhất, đưa các sự việc ngờ vực đến với sự chính xác: Họ luôn luôn tập hợp nhiều các bằng chứng cho một vấn đề nhất định, họ đưa các sự việc còn sự mập mờ đến với những gì chính xác, để rồi cuối cùng họ đạt được chân lý của vấn đề. 11- Kết hợp giữa kiến thức và thờ phượng: Khác với những người hoặc là chỉ biết thờ phượng không học hỏi kiến thức hoặc là chỉ biết học hỏi kiến thức không thờ phượng, những người theo phái Sunnah và Jama-ah thì luôn kết hợp giứa hai điều này. 12- Kết hợp giữa sự phó thác cho Allah và tìm lấy các nguyên nhân và động cơ thành sự: Họ không bao giờ phủ nhận các nguyên nhân cũng như những động cơ thành sự, sự việc này không làm ảnh hưởng gì đến những sắc lệnh và sự định đoạt số mạng của Allah cả, họ không bao giờ bỏ đi các nguyên nhân cũng như các động cơ trong mọi sự việc, nhưng cùng lúc họ không bao giờ quá chú trọng và quan tâm đến chúng.Và họ không hề thấy rằng sẽ có sự mâu thuẫn giữa sự phó thác cho Allah và sự tìm lấy những nguyên nhân và động cơ thành sự; bởi lẽ trong các nền tảng giáo luật qui định phải phó thác mọi việc cho Allah nhưng đồng thời việc tìm kiếm các nguyên nhân cũng như các động cơ thành sự là việc làm được phép trong mọi vấn đề của cuộc sống. Chẳng phải Allah đã ra lệnh cho chúng ta phải hành động và đi tìm bổng lộc, phải chuẩn bị lương thực cho chuyến đi xa và quy động số lượng nhân lực để đối mặt với kẻ thù đó sao?Allah, Đấng Tối Cao phán:)فَإِذَا قُضِيَتِ ٱلصَّلَوٰةُ فَٱنتَشِرُواْ فِي ٱلۡأَرۡضِ وَٱبۡتَغُواْ مِن فَضۡلِ ٱللَّهِ( (الجمعة: 10)(Rồi khi cuộc dâng lễ Salah chấm dứt, hãy tản mác (khắp nơi) trên mặt đất mà đi tìm thiên lộc của Allah) (Chương 62 – Al-Jumu’ah, câu 10))هُوَ ٱلَّذِي جَعَلَ لَكُمُ ٱلۡأَرۡضَ ذَلُولٗا فَٱمۡشُواْ فِي مَنَاكِبِهَا( (الملك:15)(Ngài là Đấng đã làm ra trái đất để các ngươi sử dụng. Do đó, hãy băng qua các nẻo đường của nó) (Chương 67 – Al-Mulk, câu 15))وَتَزَوَّدُواْ فَإِنَّ خَيۡرَ ٱلزَّادِ ٱلتَّقۡوَىٰ( (البقرة: 197)(Và hãy mang theo thức ăn trong thời gian xa nhà, nhưng lương thực tốt nhất là lòng thánh kính sợ Allah) (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 197))وَأَعِدُّواْ لَهُم مَّا ٱسۡتَطَعۡتُم مِّن قُوَّةٖ وَمِن رِّبَاطِ ٱلۡخَيۡلِ تُرۡهِبُونَ بِهِۦ عَدُوَّ ٱللَّهِ وَعَدُوَّكُمۡ( (الأنفال : 60)(Và hãy dồn tất cả sức mạnh của các ngươi để chuẩn bị lực lượng sẵn sàng chống lại chúng kể cả các con chiến mã hầu làm cho kẻ thù của Allah và của các ngươi kinh hồn bạt vía) (Chương 8 – Al-Anfa’l, câu 60).Nabi ﷺ nói: ((احْرِصْ عَلَى مَا يَنْفَعُكَ وَاسْتَعِنْ بِاللهِ وَلاَ تَعْجِزْ وَإِنْ أَصَابَكَ شَىْءٌ فَلاَ تَقُلْ لَوْ أَنِّى فَعَلْتُ كَانَ كَذَا وَكَذَا. وَلَكِنْ قُلْ قَدَرُ اللهُ وَمَا شَاءَ فَعَلَ فَإِنَّ لَوْ تَفْتَحُ عَمَلَ الشَّيْطَانِ)) (رواه مسلم 8/56 برقم (2664) )“Hãy bám sát những gì mang lại hữu ích cho ngươi và hãy cầu xin Allah phù hộ và đừng nản chí ngã lòng, và khi có điều gì không may xảy đến với ngươi thì chớ đừng nói rằng phải chi mình làm thế này thì sự việc đã không thế kia, mà hãy nói rằng Allah đã định và Ngài sẽ làm những gì Ngài muồn theo ý Ngài, bởi quả thật nếu như nói: dẫu mà, phải chi thì coi như ngươi mở cửa cho Shaytan (nhảy vào để xúi bẩy lôi kéo ngươi rời xa Allah)” (Bộ Muslim: quyển 8 trang 56 số 2664). 13- Kết hợp giữa sự phát triển, mở rộng cuộc sống trên trần gian và Zuhd (sự không quá chú trọng cõi trần gian, sự khổ hạnh): Những người của phái Sunnah và Jama-ah không phủ nhận hay phản đối việc phát triển và mở rộng mưu sinh trên trần gian mà họ nhận thấy rằng mỗi con người phải nên đi tìm kiếm bổng lộc của Allah để đảm bảo cuộc sống cho bản thân được ấm no và sung túc, không bị lệ thuộc và thiên hạ và không gây gánh nặng cho xã hội và cộng đồng, đồng thời có thể giúp ích những người kém may mắn và khó khăn, tuy nhiên, họ không quá chú trọng đến trần gian, họ không nhận thấy cuộc sống trần gian là tất cả, là quan trọng hơn hết, họ không xem đời sống vật chất là mục đích của lẽ sống mà chúng chỉ là phương tiện. Bởi lẽ đó, họ không bất chấp mọi hình thức Halal (được phép) hay Haram (không được phép) để đạt được nhiều của cải vật chất, họ cũng không cảm thấy mặc cảm và hổ thẹn trong việc lao động chân chính để mưu sinh (cho dù công việc đó là lau chùi và quét dọn nhà vệ sinh), họ luôn hài lòng với những gì họ có được cho dù chỉ là rất ít. Quan điểm của họ về sự khổ hạnh là sự khổ hạnh ở trong tim và nó có nghĩa là con người sẽ vứt bỏ những gì không mang lại lợi ích cho cuộc sống Đời Sau.Một người bề tôi nào đó luôn tìm cách mở rộng và phát triển cuộc sống của y trên trần gian này một cách chính đáng và hợp giáo luật, y chỉ đặt nó trên tay chớ không để nó sâu trong trái tim của mình, sự giàu có và phồn vinh mà y có được, y sẽ dùng nó để tương trợ những huynh đệ đồng đạo, để bố thí cho những người nghèo khó, y dùng nó vào các việc làm của con đường chính nghĩa, thì đó, đó tức là hồng phúc mà Allah đã ban bố cho người nào Ngài muốn.Và đây cũng là quan điểm và cách sống của các vị Sahabah chính trực và ngoan đạo, như Abu Bakr Al-Siddeeq, Umar Bin Al-Khattab, Uthman bin Affan, Ali bin Abi Tolib, Abdur Rahman bin Auf và một số vị khác đều là những người giàu có trong số những người giàu có thuộc những người Muhajirin (những người rời quê hương Makkah của mình để dời cư đến Madinah vì con đường Islam) và những người Al-Ansaar (Những người bản xứ của Madinah).Cũng giống như Ibnu Mubarak – một vị Tabi-in (thuộc thời sau của Sahaba), cầu xin Allah yêu thương ông – là một người giàu có nhất vào thời của ông nhưng đồng thời ông lại là người Zuhd (người không màng tới trần gian, không chú trọng nhiều đến nó mà chỉ quan tâm đến đời sau) hơn ai hết. 14- Kết hợp giữa sự kính sợ, niềm hy vọng và lòng yêu thương: Những người của phái Sunnah và Jama-ah luôn kết hợp những điều này với nhau và họ nhận thấy giữa chúng không có sự mâu thuẫn cũng như sự đối lập.Allah, Đấng Tối Cao đã mô tả những người bề tôi của Ngai, những vị tiếp nhận sứ mệnh Thiên Sứ và Nabi như sau:)إِنَّهُمۡ كَانُواْ يُسَٰرِعُونَ فِي ٱلۡخَيۡرَٰتِ وَيَدۡعُونَنَا رَغَبٗا وَرَهَبٗاۖ وَكَانُواْ لَنَا خَٰشِعِينَ( (الأنبياء: 90)(Quả thật họ là những người hay thi đua nhau làm phúc. Họ thường xuyên cầu nguyện TA vừa hy vọng vừa sợ hãi. Và họ là những người hạ mình khiếm tốn trước TA) (Chương 21 – Al-Anbiya, câu 90).Ngài ca ngợi những người bề tôi còn lại trong những người tin tưởng, Ngài phán:)تَتَجَافَىٰ جُنُوبُهُمۡ عَنِ ٱلۡمَضَاجِعِ يَدۡعُونَ رَبَّهُمۡ خَوۡفٗا وَطَمَعٗا وَمِمَّا رَزَقۡنَٰهُمۡ يُنفِقُونَ ١٦( (السجدة : 16)(Họ rời giường ngủ để cầu nguyện Thượng Đế của họ vừa lo sợ vừa hy vọng (nơi lòng khoan dung của Ngài) và chi dùng tài sản mà TA đã ban cấp cho họ) (Chương 32 – Al-Sajdah, câu 16).Có một câu danh ngôn của những bậc tiền bối ngoan đạo và chính trực, họ nói: “Ai thờ phượng duy nhất một mình Allah chỉ bằng tình yêu thương thì người đó là kẻ ngoại đạo, và ai thờ phượng duy nhất một mình Allah chỉ bằng lòng kính sợ thì người đó thuộc những người Haru-ri (Haru-ri có nguồn gốc từ thành phố Haru-ro của I-rắc, quê hương của những người Khawa-rij (một tà phái không tuân thủ theo Islam)), và ai thờ phượng duy nhất một mình Allah chỉ bằng niềm hy vọng thì người đó là người chỉ biết hy vọng, còn ai thờ phượng duy nhất một mình Allah bằng cả sự kính sợ, tình yêu thương và niềm hy vọng thì người đó mới đích thực là người có đức tin vào một Đấng duy nhất.” 15- Kết hợp giữa sự khoan dung độ lượng, sự mềm dẻo, nghiêm khắc và cứng rắn: Khác với họ, những người của các trường phái khác chỉ lấy một khía cạnh này từ sự hướng dẫn của các bậc tiền bối ngoan đạo và chính trực thời trước nhưng lại bỏ đi một khía cạnh khác của họ. Hoặc là họ nghiêm khắc trong tất cả mọi hoàn cảnh hoặc là họ mềm dẻo đối với tất cả mọi hoàn cảnh. Còn những người của phái Sunnah và Jama-ah thì luôn kết hợp một cách khéo léo giữa các yếu tố này trong mọi hoàn cảnh để giải quyết và cải thiện các vấn đề. 16- Kết hợp giữa trí tuệ và cảm xúc: Trí tuệ của họ thể hiện sự lý lẽ, cảm xúc của họ thể hiện sự trung thực, và tiêu chuẩn của họ luôn là một hệ thống kỷ luật, trí tuệ không vượt quá giới hạn của cảm xúc và ngược lại cảm xúc cũng không vướt quá giới hạn của trí tuệ. Trí tuệ và cảm xúc luôn được họ kết hợp trong một hình thức hoàn hảo và trọn vẹn. Và cảm xúc sẽ không được mạnh mẽ và nồng nhiệt trừ phi cảm xúc phải luôn được trí tuệ kiểm soát còn trí tuệ phải được kiểm soát bởi giáo luật.Allah, Đấng Tối Cao phán: )نُّورٌ عَلَىٰ نُورٖۚ يَهۡدِي ٱللَّهُ لِنُورِهِۦ مَن يَشَآءُ( (النور : 35)(Ánh sáng trên ánh sáng, Allah hướng dẫn đến Ánh sáng của Ngài người nào Ngài muốn) (Chương 24 – An-Nur, câu 35). 17- Công bằng và liêm chính: Công bằng liêm chính là một bản chất đặc thù của những người phái Sunnah và Jama-ah, họ là những người công bằng và liêm chính nhất trong thiên hạ vì họ là những người luôn tiên phong phục tùng theo lời phán dạy của Allah, Đấng Tạo Hóa:)يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ كُونُواْ قَوَّٰمِينَ بِٱلۡقِسۡطِ شُهَدَآءَ لِلَّهِ( (النساء: 135)(Hỡi những ai có niềm tin! Hãy hiên ngang bênh vực nền công lý như là nhân chứng của Allah) (Chương 4 – An-Nisa, câu 135).Ngài còn phán:)وَإِذَا قُلۡتُمۡ فَٱعۡدِلُواْ وَلَوۡ كَانَ ذَا قُرۡبَىٰ( (الأنعام:152)(Và khi các ngươi nói năng, hãy công bằng trong lời nói dẫu rằng nó có nghịch với bà con ruột thịt đi chăng nữa) (Chương 6 – Al-An’am, câu 152).Ngay cả những cộng đồng và trường phái khác khi có sự tranh chấp họ cũng tìm đến sự can thiệp của phái Sunnah và Jama-ah. 18- Uy tín trong sự hiểu biết: Uy tín là trang sức cho kiến thức hiểu biết, uy tín là linh hồn của kiến thức hiểu biết, nó sẽ giúp kiến thức gia tăng thêm trái quả và làm tăng thêm mùi vị ngon ngọt, và những người của phái Sunnah, ở họ có chiếc mũi tên thể hiện trong sự việc đó.Và một trong các biểu hiện của uy tín trong kiến thức hiểu biết ở nơi họ là uy tín trong việc truyền đạt thông tin chính xác, luôn tránh xa những giả dối, bóp méo sự thật, chỉnh sửa và bôi xóa cũng như thêm bớt nội dung. Và khi họ truyền tải thông tin từ người đối lập với họ, họ cũng sẽ truyền tải nguyên vẹn lời lẽ của người đó, họ không bao giờ chỉ lấy những gì đồng thuận với quan điểm của họ và bỏ đi những gì ngược lại mà họ chỉ truyền đạt đúng nguyên văn của người đó một cách trọn vẹn, nếu thông tin đó đúng và chân lý thì họ sẽ thừa nhận nó còn nếu thông tin không đúng và sai trái thì họ sẽ không thừa nhận và sẽ có lý lẽ phản hồi. Dù thế nào thì họ cũng chỉ thừa nhận những gì chân lý và đúng còn những gì sai lệch và không đúng họ sẽ bác bỏ, tất cả đều được dựa trên bằng chứng cụ thể và rõ ràng.Và một trong các biểu hiện của uy tín trong kiến thức hiểu biết ở nơi họ là họ không đè nặng những lời nói không thể hiểu được, họ luôn tự đánh giá và phê bình mặt nào tốt và mặt nào còn yếu kém chưa được, họ sẽ lập tức quay lại với chân lý nếu như mọi sự việc đã được rõ ràng, họ không cố vấn hay quyết định một sự việc gì mà họ không biết tường tận về nó.Trong thiên hạ, hơn ai hết, họ là những người biết tôn trọng và bảo toàn lời lẽ của người phát ngôn và cũng hơn ai hết, họ là những người luôn tránh xa việc truyền tải những lời lẽ mà không đúng thực từ người phát ngôn chúng. 19- Luôn cân đối ở mức chính giữa: Allah, Đấng Tối Cao phán rằng:)وَكَذَٰلِكَ جَعَلۡنَٰكُمۡ أُمَّةٗ وَسَطٗا( (البقرة : 143)(Và TA đã làm cho các ngươi thành một cộng đồng luôn ở mức chính giữa (Islam là một tôn giáo trung dung, chính trực, đúng đắn, và không cực đoan)) (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 143).Sự cân đối ở mức chính giữa là một trong những đặc thù của những người theo phái Sunnah và Jama-ah.Bởi lẽ cũng giống như công đồng Islam luôn là cộng đồng ở chính giữa các cộng đồng khác, những cộng đồng theo hướng cực đoan, những cộng đồng luôn nghiêng về sự buông thả dẫn đến sự bại hoại, thì những người phái Sunnah và Jama-ah luôn là những người trung dung, chính trực, đúng đắn, không cực đoan giữa các nhóm người Bid-ah, những người luôn đi lệch khỏi con đường ngay chính. Và sự cân đối ở mức chính giữa của những người phái Sunnah và Jama-ah được thể hiện trong mọi khía cạnh, trong khía cạnh giáo lý, khía cạnh giáo luật, hay khía cạnh tác phong cũng như bản chất đạo đứcd và các khía cạnh khác. 20- Không có sự bất đồng và mẫu thuẫn giữa họ về các nền tảng giáo lý: Những bậc tiền bối ngoan đạo và chính trực thời trước không có bất đồng quan điểm giữa họ - thật ca ngợi và tán dương Allah - trong bất kỳ nên tảng nào trong các nền tảng giáo lý của tôn giáo cũng như các nguyên tắc tư tưởng. Quan điểm và hành động của họ về các đại danh và thuộc tính của Allah luôn là một, quan điểm của họ về đức tin Iman, về khái niệm cùng với các vấn đề của nó luôn là một, và quan điểm của họ về số mệnh tiền định cũng là một, và họ đều như vậy trong tất cả các nền tảng còn lại. 21- Bỏ qua những tranh chấp hơn thua trong tôn giáo, và luôn hữu nghị với những người tranh chấp: Tranh chấp hơn thua là nguyên nhân gây chi rẽ và hư hại tôn giáo, là con đường dẫn tới sự cuồng tín và đi theo sở thích của bản thân, là yếu tố giúp bản ngã trổi dậy, là sự gây thù hằn cho nhau, là cái cớ để nói về Allah mà không có hiểu biết.Ông Al-A-jari thuật luật lại rằng ông Muslim bin Yasar nói: “Các người hãy coi chừng với việc bàn cãi bởi nó là thời khắc ngu dốt của người hiểu biết và qua đó, Shaytan muốn lôi kéo đến với lệch lạc.”Ông Umar bin Abdul Aziz – cầu xin Allah yêu thương ông – nói: “Người nào biến tôn giáo của mình thành mục tiêu để tranh luận và bàn cãi là người hay chuyển hướng không kiên định.”Ông Ja’far bin Muhammad – cầu xin Allah yêu thương ông – nói: “Các người hãy cẩn thận với việc tranh luận và bàn cãi, quả thật nó sẽ làm trái tim không yên ổn và khiến nó trở thành sự giả tạo.” 22- Bảo vệ và duy trì trong việc tập hợp các lời nói của những người Muslim về chân lý: Họ luôn gìn giữ dưới mọi hình thức để đoàn kết những người Muslim lại với nhau thành một thể thống nhất, họ tập hợp các quan điểm và lời nói đúng đắn và chân lý của họ, họ sẽ bôi xóa đi những nguyên nhân khiến xảy ra cãi cọ và chia rẽ giữa họ; bởi Allah, Đấng Tối Cao đã ra lệnh phải liên kết và nghiêm cấm sự chia rẽ như Ngài đã phán trong kinh Qur’an: )يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ ٱتَّقُواْ ٱللَّهَ حَقَّ تُقَاتِهِۦ وَلَا تَمُوتُنَّ إِلَّا وَأَنتُم مُّسۡلِمُونَ ١٠٢ وَٱعۡتَصِمُواْ بِحَبۡلِ ٱللَّهِ جَمِيعٗا وَلَا تَفَرَّقُواْ ( (آل عمران : 102،103)(Hỡi ai có niềm tin! Hãy kính sợ Allah theo lẽ mà Ngài phải được kính sợ và hãy chết trong tình trạng các ngươi là những người Muslim * Và hãy cùng nhau nắm vững sợi dây (Islam) mà Allah đã giăng ra cho các ngươi và đừng chia rẽ nhau.) (Chương 3 – Ali-Imran, câu 102, 103).Khác với những người luôn đi tìm sự chia rẽ và ly tán giữa những người Muslim, họ là những người luôn gieo những mối bất đồng và mâu thuẫn để làm tan rã hàng ngũ của những người Muslim, họ ly tán và chia rẽ sự liên kết của họ, họ phân chia đảng phái, họ tụ họp một số này với một số kia nhưng lại khiến một số khác thù ghét và tan rã nhau. 23- Có tầm nhận thức rộng: Họ là những người có tầm nhận thức sâu rộng hơn những người khác, họ có tầm nhìn xa hơn, họ hào hiệp và khoan dung hơn, ở họ có lòng vị tha nhiều hơn.Họ không coi thường và khinh khi trong việc lắng nghe những điều chân lý và đúng đắn, lòng họ không cảm thấy khó chịu và phiền toái trong việc chấp nhận sự thật, họ không cảm thấy thấp hẹn và kém giá trị khi phải quay trở về với chân lý và chấp nhận nó.Bên cạnh đó, họ cũng không ép buộc thiên hạ phải đi theo sự Ijtihad (sự nỗ lực nghiên cứu trong việc tìm kiếm chân lý bằng hình thức suy luận và diễn giải dựa theo các nền tảng giáo luật hay giáo lý của các nhà học giả đã đạt đến đỉnh cao của trình độ hiểu biết về tôn giáo) của họ, họ không dẫn lối đưa những người đối lập với họ đến sự lệch lạc, và họ cũng không gây trở ngại cho những người chưa hiểu rõ sự thật và chân lý trên con đường Ijtihah của mọi vấn đề.Và một trong những biểu hiện của sự có tầm nhận thức rộng ở nơi họ là sự tránh xa của họ khỏi sự cuồng tín tồi tệ, sự bắt chước và đi theo một cách mù quáng, và sự phân chia bè phái một cách thiếu suy nghĩ. 24- Có phẩm chất đạo đức tốt: Những người thuộc phái Sunnah và Jama-ah là những người có phẩm chất đạo đức tốt nhất, hầu hết họ là những biết kiên nhẫn, biết lượng thứ và lúc nào cũng khiêm nhường và giản dị, họ luôn nỗ lực trong việc kêu gọi mọi người đến với phẩm chất đạo đức tốt đẹp cũng như những việc làm đạo hạnh và chân chính. 25- Họ là những người tuyên truyền con đường chính nghĩa của Allah đến cho mọi người: Họ luôn nỗ lực hết sức trong việc tuyên truyền và kêu gọi mọi người đến với tôn giáo Islam, họ tuyên truyền và mời gọi mọi người bằng sự khéo léo và sự khuyên răn nhẹ nhàng tốt đẹp, và nếu họ có tranh luận thì họ sẽ tranh luận với những lời lẽ lịch sự và đức hạnh, họ luôn tìm đủ mọi cách, mọi hình thức hợp giáo luật trong việc tuyên truyền và mời gọi để mọi người có thể nhận thức được Thượng Đế của họ và thờ phượng riêng Ngài với lẽ mà Ngài đáng được thờ phượng.Và không một người nào có thể hơn họ trong việc hướng dẫn nhân loại đến với con đường đúng đắn và chân lý, và cũng không người nào trong thiên hạ có tình yêu thương và lòng nhân từ hơn họ. 26- Họ là những người khác thường: Bởi lẽ, họ là những người cải thiện cho tốt đẹp những gì bị mọi người làm hư hại và họ cũng là những người cải thiện khi chính con người hư hại. 27- Họ là nhóm người được cứu rỗi: Bởi lẽ họ được cứu rỗi khỏi sự Bid-ah (sự đổi mới trong tôn giáo) và sự lệch lạc trong thế giới trần gian này, và ở Ngày Sau họ sẽ được cứu rỗi khỏi sự trừng phạt đau đớn của Allah, Đấng Tối Cao. 28- Họ là nhóm người được ban cho sự thắng lợi: Bởi Allah, Đấng Tối cao, Đấng Quyền năng luôn bên cạnh họ, Ngài luôn phù hộ họ và giúp đỡ họ. 29- Họ không chống cự cũng như không ủng hộ ngoại trừ trên cơ sở tôn giáo: Họ không giành thắng lợi cho bản thân họ, họ không giận dữ hay phẫn nộ vì sự việc đó, họ không đấu tranh vì để giành quyền lợi của thời kỳ ngu muội Jahiliyah trước thời Islam, họ cũng không chống cự vì sự tôn sùng và cuồng tín đi theo một đảng phái nào đó hay vì giơ cao khẩu hiệu một danh nghĩa nào, mà họ chỉ phản kháng vì con đường tôn giáo, họ đấu tranh vì con đường chính nghĩa của Allah, sự ủng hộ và cổ vũ của họ cũng chỉ vì riêng Allah, lập trường của họ luôn kiên định, nó không thay đổi cũng không biến dạng. 30- Sự an toàn của họ khỏi việc khẳng định cho là người ngoại đạo: Những người thuộc phái Sunnah và Jama-ah luôn được bằng an trong vấn đề này, bởi lẽ họ chỉ dùng lập luận và lý lẽ để phản hồi lại những ai đối lập họ, họ chỉ làm rõ sự việc và vấn đề chân lý cho mọi người hiểu, họ không cho những người đó sai phạm, họ cũng không trục xuất họ khỏi Islam hoặc gán cho họ tội danh Bid-ah hay bại hoại tôn giáo ngoại trừ những ai thích đáng cho sự việc đó.Trái với họ là những người thuộc các trường phái khác như phái tà giáo Khawarij, trong họ lúc nào cũng hiện diện sự bất đồng, sự gán tội lệch lạc hay sự trục xuất cho ai là người ngoại đạo, bởi vậy, chúng ta thấy họ thường gán tội cho nhau là người ngoại đạo khi có ai đó không đề cao họ hay không làm họ hài lòng. 31- Các vị Sahabah của Thiên Sứ ﷺ luôn được bằng an từ trái tim và lưỡi của họ: Trái tim của họ luôn cư ngụ trong sự yêu thương các vị Sahabah, lưỡi của họ lúc nào cũng không ngớt ca ngợi và đề cao giá trị và phẩm chất cao đẹp của các Sahabah. Những người thuộc phái Sunnah và Jama-ah luôn xem họ là những người tốt đẹp nhất của các thế kỷ qua vì chính Allah, Đấng Tối cao đã thanh lọc và ngay cả Thiên Sứ ﷺ cũng vậy. 32- Sự an toan của họ khỏi sự nhốn nháo, sự nhiễu loạn, sự loạng choạng cũng như sự mâu thuẫn và bất đồng: Những người thuộc phái Sunnah và Jama-ah hầu hết đều hài lòng, kiên định, thanh thản thoải mái và đầy đức tin, họ luôn tránh xa khỏi sự hỗn độn, mất trật tự, sự loạng choạng và mâu thuẫn.Ngay cả những người ít học và kém hiểu biết thuộc phái Sunnah và Jama-ah cũng luôn ở trạng thái kiên định, có tư tưởng giáo lý tốt lành, luôn tránh xa sự mơ hồ và nhiễu loạn trong khi đối với các trường phái khác thì ngay cả giới học giả cũng không có đặc điểm này. Với tài ăn nói lập luận của những nhà hùng biện và những người khác họ, họ luôn làm xáo trộn trong tư tưởng giáo lý của họ, họ làm nhiễu loạn và càng gây nhiều mâu thuẫn trong vấn đề của họ.Và trong những biểu hiện cho sự nhiễu loạn của họ là những gì xuất phát từ những chiếc lưỡi tài giỏi của những nhà hùng biện, những người mà luôn kêu gọi và tuyên truyền về một mục tiêu nhưng lại không nêu ra một lợi ích nào cũng như không thể hiện một phúc lợi nào cả, bởi lẽ này mà ông Al-Ra-Zi, một trong những nhà hùng biện lớn đã cảm thấy hối tiếc và xót thương cho bản thân mình, ông than khóc cho điều đó: “Trí tuệ liều lĩnh cuối cùng phải lúng túngMục tiêu mơ hồ khiến vạn vật phải lạc đườngLinh hồn ta phiền muộn từ trong cơ thểMục đích trần tục của ta tai họa và xấu xaSuốt quãng đời ta không tìm được hữu íchDù ta đã tập hợp người này bảo người kia nóiVà ta đã thấy bao con người bao đất nướcTất cả chóng ra đi và biến mấtVà bao ngọn núi hùng dũng cao chót vótCon người mất đi và núi vẫn còn núi.”Và cũng thuộc trong số các nhà hùng biện này, ông Al-Shahar Sata-ni có nói:“Tuổi đời của tôi đã qua tất cả học việnTôi đã đảo ngược lại cái nhìn về những chỉ dẫnTôi chỉ thấy sự bịa đặt để che đậy những mơ hồHoặc tôi chỉ thấy sự cắn rứt và hối tiếc.”Và những ai dính vào môn hùng biện học và dùng nó để phân tích và giải thích giáo lý thì họ sẽ hối hận và tiếc nuối cho điều đó giống như nhà hùng biện Al-Juwayni, Al-Ghaza-li, Al-Khasru-sha-hi, và những người khác.Và đây chính là điều lệch lạc của những người rời xa giáo lý Islam.Còn những người không tin tưởng, những người đã trệch khỏi con đường chính đạo từ các nhóm người theo chủ nghĩa vô thần và một số khác thì không cần hỏi đến những điều bất hạnh của họ, những âu lo phiền muộn của họ, bởi chắc chắn họ sẽ sống ở đáy của sự đau khổ, họ cướp mất sự bình an, họ lan truyền tư tưởng bệnh hoạn và tội lỗi trong cộng đồng của họ, trong họ luôn tồn tại mối đe dọa và sợ hãi, trong xã hội của họ tình trạng tự tử và thích kết liễu cuộc đời khỏi thế giới trần gian thường diễn ra mọi lúc mọi nơi.Một nhà triết học người Đức nổi tiếng “Fridrik Nitsha” sau khi ông xóa bỏ tư tưởng của mình về giáo lý đức tin Iman nơi Allah thì ông bày tỏ suy nghĩ từ đáy lòng của mình những gì khiến ông đau khổ, ông nói: “Quả thật tôi biết và hiểu rất rõ rằng tại sao con người là một loài động vật duy nhất biết cười bởi vì nó là loài động vật phải chịu nỗi đau khốc liệt nhất và dữ dội nhất cho nên điều đó đã thúc ép nó tạo ra sự cười.”Và nhà triết học Pháp, là người Do Thái theo chủ nghĩa vô thần và thuyết sinh tồn (thuyết cho rằng con người là một cá thể duy nhất và đơn độc trong một thế giới vô nghĩa, đầy mâu thuẫn thù địch, nên phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình và được tự do định đoạt số phận của mình), “Jane Paul Sarter”, khi đã phủ nhận Allah và vào một ngày khác, ông ta xem xét và nhìn nhận cuộc sống theo thuyết sinh tồn của ông ta thì ông ta không nhìn thấy toàn bộ sự tồn tại mà bị mắc kẹt trong vòng lẩn quẩn của sự lo lắng, mệt mỏi, buồn chán và đau khổ.Ông đã viết về vấn đề này thành một hệ thống câu chuyện và những kịch bản chứa đựng các tư tưởng triết học và học thuyết sinh tồn.Và đến lúc gần chết, những người bên cạnh ông đã hỏi ông: Ông thấy con đường của ông dẫn ông đến đâu? Ông ta trả lời trong nỗi buồn phiền và đầy hối tiếc: “Đến sự thất bại và tiêu tan.”Đâu rồi những người như ông Umar bin Abdul Aziz, một vị lãnh đạo của những người có đức tin – cầu xin Allah, Đấng Tối cao yêu thương ông – đã nói: “Tài sản của tôi trở thành niềm vui trừ phi những vấn đề số phận tiền định.”Và đâu rồi những người như tiền bối Shaikh Islam Ibnu Taymiyah – cầu xin Allah, Đấng Tối cao yêu thương ông – lúc ông bị áp giải đến nhà lao, ông đã nói với câu nói rất nổi tiếng: “Những gì mà kẻ thù đã làm đối với ta thì Thiên Đàng và những ngôi vườn luôn ở trong lòng ta, dù ta đi đến đâu nó sẽ đi đến đó với ta, nó không bao giờ rời xa ta; nếu ta bị giam cầm thì đó chỉ là nơi để ta yên tĩnh suy ngẫm, nếu ta bị giết thì coi như ta đã hy sinh vì chính đạo, còn nếu ta bi trục xuất khỏi quê hương của ta thì coi như đó là cuộc du ngoạn cho khuây khỏa.” 33- Xác định lại thông tin và không vội vã hay hấp tấp trong việc quyết định một điều luật nào đó: Khác với những người thuộc các hệ phái khác là họ thường vội vã trong việc lên án hay kết tội, họ thường ùa theo nhau để kết tội cho những người vô tội, họ lên án họ là những người nghịch đạo, họ gán cho những người đó là Bid-ah, họ trục xuất họ thành người ngoại đạo bằng sự vu khống và đoán mò không có bằng chứng cụ thể nào làm cơ sở. 34- Họ được báo tin mừng khi chết: Đó là do đức tin Iman của họ nơi Allah, Đấng Tối cao và sự ngay chính và trung trực của họ theo mệnh lệnh của Ngài. Allah, Đấng Tối cao phán rằng:)إِنَّ ٱلَّذِينَ قَالُواْ رَبُّنَا ٱللَّهُ ثُمَّ ٱسۡتَقَٰمُواْ تَتَنَزَّلُ عَلَيۡهِمُ ٱلۡمَلَٰٓئِكَةُ أَلَّا تَخَافُواْ وَلَا تَحۡزَنُواْ وَأَبۡشِرُواْ بِٱلۡجَنَّةِ ٱلَّتِي كُنتُمۡ تُوعَدُونَ( (فصلت: 30)(Quả thật, những ai nói: “Thượng Đế của chúng tôi là Allah”. Rồi đứng vững như bàn thạch, các Thiên thần sẽ xuống động viên họ, bảo: “Chớ lo sợ cũng chớ buồn phiền mà hãy vui lên với tin mừng về Thiên Đàng (hạnh phúc) mà quí vị đã được hứa.”) (Chương 41 – Fussilat, câu 30). 35- Những ân phước và công đức được nhân thêm, và được tăng thêm cấp bậc: Một trong những nguyên nhân khiến được nhân thêm các phần ân phước và công đức cũng như được tăng thêm cấp bậc là sự đúng đắn trong giáo lý và sức mạnh của đức tin Iman.Những người thuộc phái Sunnah và Jama-ah là những người đúng nhất và chân lý nhất về giáo lý, là những người có đức tin Iman mạnh nhất, cho nên những việc làm của họ luôn được nhân lên và nhân lên rất nhiều, bậc cấp của họ cũng được nâng cao hơn và cao hơn không có ai ngang bằng họ trừ phi người nào có tư tưởng giáo lý và đức tin Iman giống như họ.Bởi lẽ đó mà các bậc tiền bối ngoan đạo và chính trực thời trước nói rằng: “Những người phái Sunnah và Jama-ah nếu việc làm của họ bắt họ ngồi lại thì giáo lý của họ sẽ bắt họ đứng lên còn những người Bid-ah thì nếu như việc làm của họ càng nhiều thì tư tưởng giáo lý của họ sẽ bắt họ ngồi lại.”Đây là thành tích chói lọi của những người phái Sunnah và Jama-ah, và đây là một số đặc điểm vượt trội của họ mà những người thuộc hệ phái khác không so bì được. Và đó là những đặc điểm mà những bậc tiền bối ngoan đạo chính trực thời trước đã thực hành chúng – cầu xin Allah thương yêu và hài lòng với họ – và họ đã đạt được những điều tốt lành và gặt hái được những hồng phúc to lớn.Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là họ luôn hoàn toàn đúng không bị mắc lỗi, mà ở đây muốn nói đến đường lối của họ, cộng động của họ sẽ được Allah che chở và bảo vệ khỏi sự sai lệch và lầm lỗi.Và dĩ nhiên cũng sẽ có một cá nhân nào đó trong họ phạm lỗi, y bất công, y quá đáng vượt giới hạn, y gây ra hận thù chia rẽ và dính vào những sự việc trái nghịch.Tuy nhiên, số người đó rất ít nếu so với những người thuộc hệ phái khác, nhưng chắc chắn hành động của số người này sẽ không được xác nhận ở nơi họ mà coi như họ đã rời xa con đường Sunnah tương ứng theo sự trái nghịch của họ.Hơn nữa những sai phạm và lỗi lầm ở nơi những người thuộc phái Sunnah chắc chắn sẽ ít hơn so với những gì của những người thuộc các hệ phái khác, còn những gì ở nơi họ từ hồng phúc, kiến thức và sự hoàn hảo thì những thứ đó ở nơi những người phái Sunnah và Jama-ah sẽ hoàn mỹ hơn và trọn vẹn hơn.Do đó, quả thật là điều hợp lẽ và xứng đáng cho toàn thể những người Muslim chúng ta tiếp nhận đường lối của những người thuộc phái Sunnah, chúng ta hãy để bản thân chúng ta đặt niềm tin vào nó, và không có gì tốt đẹp hơn cho chúng ta – những người theo Sunnah (đường lối của Thiên Sứ ﷺ) – phải thực hiện và đứng vững trên con đường Sunnah, chúng ta phải noi theo các bậc tiền bối ngoan đạo chính trực trong tất cả mọi vấn đề, để chúng ta làm hài lòng Thượng Đế, Đấng Tối cao của chúng ta, để chúng ta thể hiện và phơi bày một hình ảnh cao quý của một tôn giáo Islam đúng đắn, chân lý và tinh khiết, để mọi người đón nhận nó và để chúng ta không trở thành những hình ảnh xấu trong cái nhìn của những người ngoại đạo và những người Bid-ah, bởi lẽ khi họ nhìn thấy một số người thuộc phái Sunnah làm những điều xa rời khỏi đường lối của họ thì họ sẽ bảo: “Nếu những người có đức tin cũng hành động như thế kia thì chẳng có gì phải chê trách và phê bình chúng tôi cả.” Do đó, chúng ta phải làm tấm gương hướng dẫn cho những điều chân lý và phải làm chói lọi ánh sáng Chỉ đạo.Và cuối lời: Xin nói lời tạ ơn đến Allah, Đấng Tối cao đã chỉ dẫn chúng ta thành những người đi theo con đường Sunnah, cầu xin Ngài ban cho chúng ta ân huệ và hồng phúc trọn vẹn, xin Ngài ban thiên lộc cho chúng ta trên con đường bám sát Sunnah và thực hành theo Sunnah và xin Ngài để chúng ta được chết trong Sunnah.وَآخِرُ دَعْوَانَا أَنِ الْحَمْدُ اللهُ رَبِّ العَالَمِيْنَ، وَالسَّلاَمُ عَلىَ المُرْسَلِيْنَ، وَاللهُ أَعْلَمُ وَصَلَّى اللهُ وسَلَّمَ عَلىَ نَبِيِّناَ مُحَمْدٍ وَآلِهِ وَصَحْبِهِ أَجْمَعِيْنَ.