البحث

عبارات مقترحة:

الحكم

كلمة (الحَكَم) في اللغة صفة مشبهة على وزن (فَعَل) كـ (بَطَل) وهي من...

الشهيد

كلمة (شهيد) في اللغة صفة على وزن فعيل، وهى بمعنى (فاعل) أي: شاهد،...

الكريم

كلمة (الكريم) في اللغة صفة مشبهة على وزن (فعيل)، وتعني: كثير...

Lá thư liên quan đến sự tự nhiên của phụ nữ

الفيتنامية - Vèneto

المؤلف Sheikh Muhammad bin Saaleh Al-U’thaimeen ، Muhammad Husain
القسم كتب وأبحاث
النوع نصي
اللغة الفيتنامية - Vèneto
المفردات الاستحاضة وأحكامها
Giải thích giáo lý liên quan đến kinh nguyệt, chứng rong kinh và máu sanh mà chị em phụ nữ Muslim gặp phải trong cuộc sống đời thường được rút ra Thiên Kinh Qur’an và Sunnah Rosul.

التفاصيل

Phần I  / Kinh Nguyệt Máu kinh nguyệt 1. Tuổi có kinh nguyệt. 2. Thời hạn của kinh nguyệt Kinh nguyệt khi có thai ? Sự bất thường lúc có kinh nguyệt xảy ra với nhiều trường hợp: 1.     Sự solah (Hành lễ). 2- Sự nhịn chay. 3- Tawaf hay đi bảy vòng quanh ka’bah. 4- Được miễn tawaf Wada’u (đi vòng quanh đền Ka’bah để từ giã) 5.     Không được vào Masjid. 6.     Cấm giao hợp 7- Sự li dị. 8- Hạn định li dị (hay khi phụ nữ đã có kinh nguyệt rồi và đã gần gũi với nhau). 9- Sự chắc chắn “khi chồng qua đời”. 10- Việc tắm bắt buộc. Phần II  / Rong Kinh Thể thức của rong kinh. Trường hợp xảy ra tương tự như rong kinh. Giáo luật về rong kinh. Phần III / Máu Sanh Giáo lý về máu sinh. Phần IV / Dùng thuốc ngừa để không có kinh nguyệt hay có sớm hơn hay dùng thuốc ngừa thai và để xẩy thai. Phụ nữ được phép dùng thuốc ngừa để không có kinh nguyệt nhưng với hai điều kiện sau : Việc dùng thuốc để thay đổi chu kỳ kinh ngyuệt được phép với hai điều kiện sau : Ngừa thai có hai trường hợp như sau : Phá thai có hai trường hợp như sau : Lá Thư Liên Quan Đến Sự Tự Nhiên Của Phụ Nữالحمد لله نَحمدُه ونَستعِينُه ونَستغفِرهُ ونَتُوبُ إليه، ونَعُوذُ باللهِ من شُرورِ أنْفُسنا، ومن سيئاتِ أعمالنا. من يهد الله فلا مُضِلَّ لهُ، ومن يضلل فلا هادي لهُ، وأشهدُ أن لاَ إِلَـٰهَ إلا الله وحده لا شريك له، وأشهَدُ أنَّ محمداً عبده ورسوله، صلى الله عليه وعلى آله وأصحابه ومن تبعهم بإحسانِ إلى يوم الدين، وسلم تسليماً. Alhamdulillah, xin chân thành khen ngợi và tạ ơn Allah, xin Ngài tha thứ những tội lỗi của chúng ta, cầu xin Ngài che chở chúng ta từ sự xấu xa trong nội tâm, và hành động bất chánh, những ai được Ngài hướng dẫn thì không bao giờ lạc lầm, còn những ai không được Ngài hướng dẫn, thì không bao giờ tìm được nẻo chánh. Xin chấp nhận chỉ có Allah Duy Nhứt để tôn thờ, không có sự đồng đẳng với Ngài, tôi cũng xin chấp nhận Muhammad là nô lệ và là thiên sứ của Ngài. Cầu sự bình an tốt lành cho Người và những người noi theo con đường chân lý của Người cho đến ngày Sau.Vấn đề rắc rối, quan tâm và khó chịu của phụ nữ xảy ra hằng ngày, liên quan đến cuộc sống gia đình và tôn giáo, những sự kiện đó xảy ra với chị em chúng ta, đôi lúc không biết phải xử trí như thế nào, đó là vấn đề kinh nguyệt (Al Haiđoh), rong kinh (Al Mustahaiđoh) và máu sanh (An Nifas). Đó là những điều quan trọng mà chị em chúng ta thường gặp phải. Nên thiết nghĩ với nhu cầu cần thiết trên, chúng tôi cố gắng soạn dịch lên đây những giáo lý liên quan đến vấn đề, khi gặp phải, chị em biết cách giải quyết và hành đạo đúng theo Sunnah của Rosul ﷺ‬ đã giáo huấn. Cuốn sách được sọan dịch dựa vào quyển sách của vị Ulama trong cộng đồng muslim chúng ta đã bỏ công lao để sọan thảo, viết lên và đưa ra những câu trả lời để hầu giúp chị em biết đâu mà giải quyết.Đó là nguyên tác từ sách :(رسالة في الدماء الطبيعية للنساء. تأليف: فضيلة الشيخ محمد بن صالح العثيمين).  (Lá thư liên quan đến sự tự nhiên của phụ nữ. Tác giả Shaikh Muhammad ibnu Soleh Al-Uthaimeen).          Hy vọng với những giáo lý quan trọng cần thiết trên sẽ đem lại sự hữu ích cho quí độc giả, nếu có gì sơ xót đó là ngòai ý muốn, Allah là Đấng Thông Lãm trên tất cả.           Do Hosen Mohamad chuyễn ngữ. Phần I  / Kinh Nguyệtفي معنى الحيض وحكمته Máu kinh nguyệt تعريف الحيض:الحيض في اللغة: هو السيلان. والحيض شرعا: دم يخرج من قعر رحم المرأةKinh nguyệt: Là mỗi tháng đến một thời hạn nào đó thì những thiếu nữ đến tuổi trưởng thành hoặc những phụ nữ sẽ có một loại máu xuất ra từ chổ kín (máu ra từ tử cung). Loại máu này không phải do bị bệnh mà xuất ra, mà đây là do sự định đoạt huyền bí của Allah cho những người con gái của Nabi Adam từ thời “tạo thiên lập địa” cho đến “Ngày tận thế”. Nhưng, khi người phụ nữ có mang thai trong thời gian khoảng chín tháng mười ngày, thì những giọt máu ấy tạm thời không xuất ra nữa mà nó sẽ biến thành thức ăn để nuôi sống bào thai và khi thai nhi đã gần đến ngày chào đời, nó sẽ biến thành sữa cho người mẹ sẵn sàng nuôi dưỡng đứa bé khi ra đời. Subha-Nalloh. Cho nên, đây là định luật của “Thuyết tự nhiên” mà Allah ban bố cho những phụ nữ, nếu người phụ nữ không có mang thai, thì loại máu đó sẽ xuất ra theo chu kỳ hằng tháng của nó trong những số ngày đã định. Rất hiếm có trường hợp khi người phụ nữ mang thai mà có kinh nguyệt, và cũng ít khi xảy ra khi phụ nữ vừa sinh xong thì kinh nguyệt ra trở lại liền lập tức. Những bé gái khi đến tuổi trưởng thành (bắt đầu vào 9 tuổi) thì loại máu này bắt đầu hoạt động trong cơ thể cô gái ấy, cũng có vài trường hợp đặc biệt nào đó sẽ xảy ra trước chín tuổi hoặc một vài trường hợp khác mãi đến sau năm chục tuổi mới có kinh. Cho nên chắc chắn để ấn định số tuổi có kinh thì không thể nào ấn định được.1ـ المقام الأول: فالسن الذي يغلب فيه الحيض هو: ما بين أثنتي عشرة سنة إلى خمسين سنة، وربما حاضت الأنثى قبل ذلك أو بعده بحسب حالها وبيئتها وجوبها. 1. Tuổi có kinh nguyệt. Thường thường, đa số cô gái đến tuổi có kinh nguyệt là trong khoảng từ mười hai đến mười lăm tuổi (tuỳ theo môi trường sống và dân tộc tính), và dứt kinh nguyệt vào khoảng tuổi năm mươi. Về điểm này những nhà học giả Islam (Ulama Islam) đã có nhiều ý kiến khác nhau, một số vị Ulama cho rằng nếu các cô gái có kinh nguyệt sớm hơn tuổi dự định thì đó là một loại máu bất bình thường chứ không phải là kinh nguyệt. Nhưng theo sự giải thích của ông Ad Darromy thì tất cả đều lệ thuộc vào sự xếp đặt và an bài của Allah. Nếu các bé gái đến vào độ tuổi đó mà thấy có máu xuất ra từ chổ kín thì đó là kinh nguyệt, còn tuổi tác thì không ai nhất định được, chỉ có Allah biết được mà thôi. (Al Madmoua Sharul Muhazzab) Shiekh Islam Ibnu Taymiyah cũng đồng thuận với ông Ad Darromy về quan điểm này, ông nói: «Khi nào các cô gái thấy có máu ra từ chổ kín thì chắc chắn đó là máu kinh nguyệt, dù là chín tuổi hay lớn hơn cho đến năm chục tuổi hay hơn nữa, bởi rằng kinh nguyệt của phụ nữ là do sự ấn định của Allah. Vì Rosul ﷺ‬ đã giải thích đó là sự mầu nhiệm mà Allah đã ban cho phụ nữ, và Allah cũng không ấn định độ tuổi của các cô gái là bao nhiêu sẽ có kinh.»2) المقام الثاني: وهو مدة الحيض أي مقدار زمنه 2. Thời hạn của kinh nguyệt - Theo ý kiến của ông Ibnu Munzir và một số vị Ulama cho rằng: - Không có thời hạn nhất định về số ngày của thời gian người phụ nữ có kinh nguyệt. - Theo ý kiến của Shiekh Mohamad Soleh Al Uthaimeen, ông Ad Darromy và Shiekh Islam Ibnu Taymiyah đều cho rằng ý kiến trên là sự đúng thật dựa theo thiên kinh Qur’an và Sunnah của Rosul ﷺ‬. فالدليل الأول:   (وَيَسْأَلُونَكَ عَنِ الْمَحِيضِ ۖ قُلْ هُوَ أَذًى فَاعْتَزِلُوا النِّسَاءَ فِي الْمَحِيضِ ۖ وَلَا تَقْرَبُوهُنَّ حَتَّىٰ يَطْهُرْنَ ۖ فَإِذَا تَطَهَّرْنَ فَأْتُوهُنَّ مِنْ حَيْثُ أَمَرَكُمُ اللَّهُ ۚ إِنَّ اللَّهَ يُحِبُّ التَّوَّابِينَ وَيُحِبُّ الْمُتَطَهِّرِينَ  ) البقرة: ٢٢٢Bằng chứng thứ nhất, qua lời phán của Allah:{Họ hỏi người (Muhammad) về kinh nguyệt, hãy bảo họ: « Đó là sự ô nhiễm, vậy hãy tránh xa phụ nữ đang có kinh nguyệt và chớ giao phối với họ cho tới khi họ dứt kinh.} Suroh : 2 :222. Theo ý nghĩa của ayat trên, Allah chỉ phán là trong thời gian người phụ nữ có kinh nguyệt thì nên tránh vấn đề giao hợp nam nữ, Ngài không có xác định một thời hạn là bao lâu, và Ngài có phán là phải đợi cho đến khi nào người phụ nữ đó dứt kinh nguyệt (sạch sẽ). Vấn đề ở đây là có và ngưng kinh nguyệt, nên khi nào thấy máu thì chứng tỏ là đang trong thời kì có kinh nguyệt và khi nào máu không ra nữa thì đã dứt thời kì kinh nguyệt. الدليل الثاني: ما ثبت في صحيح مسلم أن النبي ﷺ‬ قال لعائشة وقد حاضت وهي محرمة بالعمرة: ((افْعَلِي مَا يَفْعَلُ الْحَاجُّ غَيْرَ أَنْ لاَ تَطُوفِي بِالْبَيْتِ حَتَّى تَطْهُرِي)) قالت: فَلَمَّا كَانَ يَوْمُ النَّحْرِ طَهَرْتُ. Bằng chứng thứ nhì: Qua lời của Rosul ﷺ‬ đã nói với bà A'-y-shah (thân mẫu của những người tin tưởng) khi bà trong tình trạng ehrom và có kinh : "Em hãy làm mọi điều như những người hành hương khác thi hành, ngoại trừ em không được tawaf (đi vòng quanh Kabah) cho đến khi sạch." Bà A'-y-shah nói: «Cho đến ngay nahhar hay ngày ở Muna thì tôi được sạch».  Soheh Muslim.وفي صحيح البخاري أن النبي ﷺ‬ قال لها: ((انْتَظِرِي فَإِذَا طَهُرْتِ فَاخْرُجِي إِلَى التَّنْعِيمِ))Qua hadith khác, Nabi ﷺ‬ đã nói với bà A'-y-shah: «Em hãy đợi cho đến khi nào sạch thì hãy đi ra Tan-im để làm Omroh (hành hương không bắt buộc) từ đó» Al Bukhory.Qua hadith này cho thấy Nabi ﷺ‬ không hề ấn định bao nhiêu ngày, chỉ nói là đến khi nào sạch, có nghĩa là vấn đề liên quan đến sự có kinh và khi dứt kinh, nhưng không có ngày giờ nhất định là bao nhiêu. الدليل الثالث: أن هذه التقديرات والتفصيلات التي ذكرها من ذكرها من الفقهاء في هذه المسألة ليست موجود في كتاب الله تعالى والسنة.Bằng chứng thứ ba: Sự ấn định về tuổi sẽ có kinh và ấn định bao nhiêu ngày có kinh trong tháng của một số người đưa ra thì không có bằng chứng cụ thể từ thiên kinh Qur’an và hadith của Rosul ﷺ‬, đây chỉ là sự phán đoán của vài cá nhân, hãy nên đi theo Qur’an và Sunnah. Vấn đề hành đạo của người Muslim đã được Rosul ﷺ‬ chỉ dạy một cách thật rõ ràng, tất cả những gì liên quan đến sự hành đạo đều có luật lệ của nó, chúng ta không thể tự ý hành động theo ý nghỉ riêng của mình hay đi theo một đoàn thể nào. (Thí dụ những thể thức solah, Zakat, nhịn chay, Hajj… Ngay cả phép lịch thiệp về sự ăn uống, khi ngủ hay gần gũi vợ chồng, ngồi hay đi đứng, khi bước vào nhà hay ra khỏi nhà, đi vệ sinh... và nhiều điều khác nữa) mà Allah đã truyền cho Rosul ﷺ‬ để dạy lại cho cộng đồng của Người, như Allah đã phán:قال تعالى  : (وَنَزَّلْنَا عَلَيْكَ الْكِتَابَ تِبْيَانًا لِّكُلِّ شَيْءٍ وَهُدًى وَرَحْمَةً وَبُشْرَىٰ لِلْمُسْلِمِينَ) النحل: ٨٩قال تعالى  :  (مَا كَانَ حَدِيثًا يُفْتَرَىٰ وَلَٰكِن تَصْدِيقَ الَّذِي بَيْنَ يَدَيْهِ وَتَفْصِيلَ كُلِّ شَيْءٍ وَهُدًى وَرَحْمَةً لِّقَوْمٍ يُؤْمِنُونَ )  يوسف: ١١١{Và Ta đã ban cho ngươi Qur'an để giảng dạy mọi điều} Suroh :16 :89{Nó không phải là câu chuyện bịa đặt mà là bằng chứng để xác nhận vật đã có từ xưa, là sự giải thích tỉ mỉ mọi điều} Suroh :12 :111.Cho nên, sau khi không tìm thấy bằng chứng cụ thể từ trong thiên kinh Qur’an và Sunnah của Rosul ﷺ‬, để ấn định rõ số tuổi có kinh và bao nhiêu ngày trong tháng, chúng ta không thể nhất quyết được mà phải đặt vào trường hợp khi bắt đầu có kinh của người con gái và khi đã có kinh rồi nó kéo dài bao lâu tùy ở mỗi người, mỗi trường hợp và khi đến tuổi nào đó mới dứt kinh nguyệt và đến ngày nào đó kinh nguyệt dứt trong tháng mà thôi. Shiekh Islam Ibnu Taymiyah đã nhận định: 'Giáo lý về kinh nguyệt đã được Allah và Rosul ﷺ‬ giải thích trong thiên kinh Qur’an là không ấn định số tuổi cũng như bao nhiêu ngày nhất định, cũng như không nói rõ có bao nhiêu ngày sạch giữa hai chu kỳ kinh nguyệt. Nếu căn cứ vào từ ngữ có thể ấn định mà người nào đó đã giải thích theo sự ấn định của họ thì sẽ được hiểu ngược lại những gì Qur’an và sunnah của Rosul ﷺ‬ giảng dạy'. Nói rõ hơn là không thể ấn định được. الدليل الرابع: الاعتبار أي القياس الصحيح المطرد، وذلك أن الله تعالى علل الحيض بكونه أذى.Bằng chứng thứ tư: Nếu đem vấn đề này hay thời hạn kinh kỳ trong tháng để so sánh với việc khác cũng không đúng, vì Allah đã phán trong kinh Qur’an với ý nghĩa đó là sự ô nhiễm. Cho nên khi nào kinh nguyệt xuất ra thì đó là ô nhiễm, nên không có sự khác biệt giữa ngày thứ nhì với ngày thứ nhất hay thứ bảy với ngày có kinh thứ sáu hay ngày thứ mười lăm với ngày thứ mười bốn... Kinh nguyệt là kinh nguyệt, ô nhiễm là ô nhiễm chứ không có gì khác nhau để so sánh giữa hai ngày hay nhiều ngày. الدليل الخامس: اختلاف أقوال المحددين واضطرابها.Bằng chứng thứ năm: Vấn đề ấn định bao nhiêu ngày ở đây không có bằng chứng rõ ràng, nên không thể cho là quyết định được, cũng không thể dựa vào lý luận nào đúng hay sai được. Cho nên vấn đề sáng tỏ là trở về bằng chứng của kinh Qur’an và sunnah là không có hạn định bao nhiêu tuổi mới bắt đầu có kinh và bao nhiêu tuổi dứt kinh, cũng như thời gian ngắn nhất cũng như dài nhất trong tháng. Khi nào thấy máu ra đều đặn, không gián đoạn thì đó là kinh nguyệt, nhưng khi bị gián đoạn một hay hai ngày thì đó là máu của rong kinh. Theo sự giải thích của Shiekh Islam Ibnu Taymiyah: « Sự thật là khi nào thấy máu xuất ra từ tử cung của phụ nữ đó là máu của kinh nguyệt, ngoại trừ khi thấy máu bất thường không giống như máu của kinh nguyệt thì đó không phải là kinh nguyệt ». Ðây cũng là ý kiến đúng nhất dựa theo qui luật của Islam, vì Allah đã phán: قال تعالى  :  (مَا جَعَلَ عَلَيْكُمْ فِي الدِّينِ مِنْ حَرَجٍ ) الحج: ٧٨ { ...và chưa hề bắt các ngươi phải chịu gian khổ vì tôn giáo này} Suroh :22 :78وقال ﷺ‬: ((إِنَّ الدِّينَ يُسْرٌ وَلَنْ يُشَادَّ الدِّينَ أَحَدٌ إِلاَّ غَلَبَهُ فَسَدِّدُوا وَقَارِبُوا وَأَبْشِرُوا)) رواه البخاريQua hadith Rosul ﷺ‬ đã nói : «Tôn giáo không hề gây sự gian khổ, đừng tự ép buộc mà so đo và hãy chọn điều gì thuận tiện nhất.» Hadith do Al Bukhory ghi lại.Qua ý nghĩa của hadith trên, chính bản thân của Rosul ﷺ‬ đã tự giải quyết bằng cách so sánh giữa hai vấn đề nào đó xong, Người chọn giải pháp nào thuận tiện và dễ nhất với điều kiện không ra khỏi giáo lý của Islam cho phép (không phạm tội).حيض الحامل Kinh nguyệt khi có thai ? Ða số phụ nữ khi có mang thì máu của kinh nguyệt cũng dứt, như ông Imam Ahmad nói: « Người đàn bà biết được họ có mang thai là khi họ thấy máu của kinh nguyệt không còn ra nữa ». Nhưng khi người phụ nữ mang thai thấy có máu xuất ra trước ngày sanh vài ba ngày thì đó là loại máu Nifas (máu sanh). Nhưng nếu máu xuất ra trước đó một hai tuần hay gần sinh nhưng với máu đặc thì đó không phải là máu sanh. Và máu này được xếp vào loại máu dư (bệnh) không liên quan đến máu của kinh nguyệt. Theo thực tế, nếu có loại máu xuất ra như sự tuần hoàn của chu kỳ hàng tháng thì đó là máu của kinh nguyệt. Nhưng không có bằng chứng cụ thể nào trong Qur’an hay sunnah nói là khi người phụ nữ có mang thai mà lại có kinh nguyệt. Ðây cũng là ý kiến của Imam Shafi-y, Malik và Shiekh Islam Ibnu Taymiyah và Baihaqy và Ahmad cũng đồng ý như vậy. Tuy nhiên, nếu trường hợp đặc biệt (rất hiếm có) khi người đàn bà có mang thai mà có kinh nguyệt, nếu có trường hợp này mà rơi vào tình trạng vợ chồng li dị thì có hai cách giải quyết theo giáo lý như sau:1- الطلاق، فيحرم طلاق من تلزمها عدة حال الحيض في غير الحامل، ولا يحرم في الحامل... لقوله تعالى:  (فَطَلِّقُوهُنَّ لِعِدَّتِهِنَّ وَأَحْصُوا الْعِدَّةَ) الطلاق: ١1)- Sự ly dị: Theo giáo lý nếu người đàn bà đang có kinh nguyệt mà đang trong thời kỳ li dị thì phải đợi hết ba chu kỳ của kinh nguyệt mới được quyền tái giá, vì Allah đã phán với ý nghĩa:{Khi các ngươi li dị với thê thiếp, hãy li dị trong thời hạn đã định} Suroh :65 :1        2- عدة الحامل لا تنقضي إلا بوضع الحمل، سواء كانت تحيض أم لا    لقوله تعالى: )وَأُولَاتُ الْأَحْمَالِ أَجَلُهُنَّ أَن يَضَعْنَ حَمْلَهُنَّ) الطلاق: ٤2)- Trường hợp người đàn bà đang mang thai mà trong tình trạng ly dị thì phải đợi sau khi sanh mới được quyền tái giá, dù trong lúc có mang thai mà có kinh nguyệt hay không đều giống nhau, qua lời phán của Allah: {Và đối với những người đã thụ thai, thời hạn sẽ kéo dài đến khi họ sinh xong } Suroh : 65 :4.الطوارئ على الحيض وله أنواع   Sự bất thường lúc có kinh nguyệt xảy ra với nhiều trường hợp:الأول: زيادة أو نقصThứ nhất: Dư hay thiếu ngày, thường thường chu kỳ là sáu ngày, rồi máu lại kéo dài thêm một ngày nữa tới ngày thứ bảy, hoặc ngược lại thông thường thì bảy ngày nhưng chỉ có sáu ngày thì đã dứt chu kỳ.الثاني:  تقدم أو تأخر                                                                                Thứ nhì: Máu xuất ra trước hay chậm hơn chu kỳ thông thường, như thường thấy máu vào cuối tháng, nhưng lại thấy đầu tháng, hay chu kỳ thông thường là đầu tháng nhưng lại thấy cuối tháng. Về sự bất thường này đã đưa đến nhiều ý kiến khác nhau, nhưng sự đúng nhất là khi nào thấy máu thì đó là kinh nguyệt và khi nào dứt thì kinh nguyệt đã dứt dù nó có thiếu hay thêm một hai ngày đi nữa, dù nó đến sớm hay trễ hơn. Như đã giải thích qua bằng chứng ở trên. Ðó là ý kiến của Imam As Shafi-y và Shiekh Islam Ibnu Taymiyah và nhiều học giả khác đã chiếu theo lời giáo huấn của những bà thân mẫu của những người tin tưởng, mà ngày xưa những bà ấy đã ở cữ, cho đến khi phân biệt được giữa máu kinh nguyệt và rong kinh. Nếu có nhất định không bất thường thì Rosul ﷺ‬ đã giải thích cho những bà vợ và cộng đồng biết. (Al Muagny 1 :353) الثالث:  صفرة أو كدرةThứ ba: Màu máu xuất ra hơi vàng hay giữa vàng với đen đậm. Hai màu máu này nếu xuất ra thường trong lúc có kinh hay trước khi dứt kinh thì đó là kinh nguyệt, nhưng sau khi đã dứt chu kỳ kinh nguyệt rồi nó lại xuất ra thì máu đó không phải là kinh nguyệt, qua hadith như sau: لقول أم عطية t: ((كُنَّا لاَ نَعُدُّ الصُّفْرَةَ وَالْكُدْرَةَ شَيْئاً)) رواه أبو داود بسند صحيح.Bà ummul Atgiyah t thuật lại : «Chúng tôi không kể máu màu vàng hay vàng đen đậm sau khi dứt kinh» Do Abu Dawud ghi lại.Trong Fathul Al Ba'ry đã giải thích thêm với dẫn chứng hadith của bà A'-y-shah (thân mẫu của người tin tưởng) là: «Chúng tôi thường dùng khăn hay vật như bông gòn chấm vào máu để biết, nếu thấy máu màu hơi trắng ra thì biết chắc đó là kỳ kinh nguyệt đã dứt ». Hadith do Al Bukhary ghi lại.الرابع: تقطع في الحيض، بحيث ترى يوماً دماً، ويوما نقاء ونحو ذلك فهذان حالان Thứ tư: Máu của kinh nguyệt xuất ra ngày có ngày không trong chu kỳ kinh nguyệt, có hai trường hợp để xác định:      1.     Nếu máu cứ ra rồi dứt, rồi ra ngày hôm sau nữa và liên tục như vậy, thì trường hợp này được loại vào trường hợp của rong kinh.      2.     Nếu máu ra một cách bất thường nhưng không liên tục, lâu lâu lại có ngay cả khi đã dứt kinh thì trường hợp này có nhiều ý kiến của các vị học giả. Vậy trường hợp này được coi là sạch, dứt kinh hay có kinh? Theo Imam As Shafi-y cho rằng nếu trong chu kỳ kinh nguyệt mà máu có ngày ra ngày không ra thì đó là kinh nguyệt. Ý kiến này cũng được Imam Taymiyah đồng thuận cũng giải thích là vì chưa thấy hiện tượng có máu màu hơi trắng ra để biết chắc là kinh nguyệt sẽ dứt như bà A'-y-shah đã nói ở trên. Ông Imam Abu Hanifah cũng đồng thuận như trên. Họ đều cho rằng, nếu máu không ra ngày đó rồi tắm, xong ngày hôm sau lại có và ngày hôm sau nữa lại không có, phải tắm nữa thì rất vất vả cho phụ nữ, mà tôn giáo không hề đòi hỏi ở sự gian nan khó khăn đó. Theo Imam Ahmad Hambal giải thích trong Al Mougny (1-355), ông đã chọn giữa hai ý kiến trên là nếu máu ra nữa sau chu kỳ kinh nguyệt thì đó là rong kinh, còn nếu sạch một ngày rồi lại có một ngày thì đó là kinh nguyệt. Tóm lại, khi thấy máu ngừng ra trong một ngày mà chưa có thấy hiện tượng dứt hẳn thì vẫn còn nằm trong chu kỳ của kinh nguyệt, ngoại trừ khi nào thấy hiện tượng máu màu hơi trắng của ngày cuối cùng của chu kỳ thì đó mới thật sự dứt kinh nguyệt.الخامس: جفاف في الدم بحيث ترى المرأة مجرد رطوبة.Thứ năm: Trong những ngày của chu kì có kinh nguyệt mà phụ nữ thấy máu hơi khô hay như mồ hôi xuất ra hay nó xuất ra trước khi dứt kinh thì đó là kinh nguyệt. Nếu sau khi đã dứt hẳn kinh nguyệt thì đó không phải là kinh nguyệt vì thường thường sau khi dứt kinh, có chất màu vàng hay vàng đậm xuất ra vài lần nữa.   Trên đây là sự nghiên cứu của những vị Ulama để giải thích cho những phụ nữ Muslim hiểu biết để dễ dàng hành đạo, chỉ có Allah mới là Ðấng Thông Lãm trên hết. Wallohu-Alam.في أحكام الحيضGiáo lý liên quan đến kinh nguyệt.أولاً: الصلاة  1.     Sự solah (Hành lễ). فيحرم على الحائض الصلاة فرضها ونفلها ولا تصح منها.. Chúng ta biết rất rõ mọi người Muslim đều phải hành lễ (solah) năm lần trong một ngày đêm. Nhưng khi người phụ nữ trong thời kỳ có kinh nguyệt thì sự hành lễ (solah) sẽ được Allah cho miễn tất cả những sự hành lễ (bắt buộc, sunnah hay nafil). Trong khi có kinh nguyệt mà vẫn có ý thi hành lễ nguyện thì những sự solah đó không có giá trị đối với Allah. Sau đây là những trường hợp có thể giải quyết như sau : Ví dụ thứ nhất: Trong giờ Solah Magrib, một người phụ nữ đang và đã soly một rak’at thì kinh nguyệt đến bất chợt, cho nên không thể tiếp tục soly thì xem như giờ soly Magrib ngày đó chưa có hoàn thành, trường hợp này khi dứt kinh (dù sau đó đã bảy hay nhiều ngày) thì bắt buộc phải soly trả lại giờ Magrib đã thiếu ngày đó. Ví dụ thứ hai: Khi kinh nguyệt vừa dứt (máu kinh không ra nữa) vào giờ soly nào thì phải tắm làm sạch để soly liền trong giờ (waktu) soly của ngày đó. Nghĩa là dứt kinh vào giờ của Dhur thì phải tắm làm sạch để soly Dhur, nếu dứt kinh trong giờ soly Dhur mà chỉ còn vài phút thì bước qua giờ soly Asar, trường hợp này sau khi dứt kinh hãy đi tắm làm sạch và sau đó làm lễ nguyện trong giờ Dhur, nếu soly được một rak’at (tức đọc xong bài Fatiha rồi rukua) thì xem như giờ soly Dhur đã hoàn thành, nếu không đủ thời giờ để rukua của rak’at thứ nhất thì xem như đã qua giờ soly Asar, vậy phải làm lễ nguyện theo cách thức trả lại (Qado) của giờ soly Dhur. Nhưng, nếu có kinh hoặc dứt kinh trong thời gian chỉ còn vài phút nữa là qua giờ soly của ‘Wartu’ khác (nghĩa là thời gian không đủ để soly một rak’at) thì trường hợp này không cần soly trả lại (Qado) sau đó. Vì Rosul ﷺ‬ có nói:  لقول النبي ﷺ‬: ((مَنْ أَدْرَكَ رَكْعَةً مِنْ الصَّلاَةِ فَقَدْ أَدْرَكَ الصَّلاَةَ)) متفق عليه(Những ai bắt kịp được một lần quỳ của sự hành lễ thì bắt kịp nguyên hành lễ đó)  Hadith do Al Bukhory và Muslim ghi lại.Hadith trên đã giải thích rõ ràng là nếu ai không bắt kịp một rak’at (không kịp rukua) thì có nghĩa là không bắt kịp sự solah đó, cho nên trường hợp này không bắt buộc phải soly trả lại. *- Trường hợp khi người phụ nữ vừa dứt kinh nguyệt mà bắt kịp được một rak’at của hành lễ buổi chiều (Asar), vậy có bắt buộc họ phải hành lễ trả buổi trưa (Dhur) và chiều (Asar) cùng lúc không? Hoặc nếu họ bắt kịp một rak’at cuối cùng của giờ hành lễ đêm (Isa), vậy có bắt buộc họ phải hành lễ trả buổi tối (Magrib) với lần hành lễ đêm (Isa) cùng lúc không? Trường hợp này có nhiều ý kiến khác biệt của các vị học giả (Ulama). Sau khi bàn thảo để đưa ra sự đúng thật, thì những vị Ulama đồng ý là trường hợp trên thì không bắt buộc hành lễ trả lại, ngoại trừ khi họ bắt kịp giờ hành lễ đó. Chiếu theo hadith sau đây: لقوله ﷺ‬: ((وَمَنْ أَدْرَكَ رَكْعَةً مِنْ الْعَصْرِ قَبْلَ أَنْ تَغْرُبَ الشَّمْسُ فَقَدْ أَدْرَكَ الْعَصْرَ.)) متفق عليه.Rosul nói ﷺ‬ : (Những ai bắt kịp một lần quỳ lạy của Asar (giờ hành lễ chiều) trước khi mặt trời lặn thì họ đã bắt kịp giờ hành lễ chiều). Hadith do Al Bukhory và Muslim ghi lại.Qua hadith trên, Rosul ﷺ‬ không có nói là bắt kịp giờ hành lễ trưa và chiều, và cũng không nói là bắt buộc phải hành lễ trả giờ trưa. Sự giải thích này cũng được thấy qua ý kiến của Imam Abu Hanifa và Malik trong quyển sách Sharhul Muhazzab. (Sharhul Muhazzab  3 :70) *- Trường hợp những phụ nữ đang có kinh nguyệt thì họ được quyền đọc ‘zikir’ hay ‘takbir’ như : « Allohu-Akbar, Subhanalloh, Alhamdulillah » hay « Bismilla… trước khi ăn uống », hoặc đọc những sách «Hadith, Fiq hay nghe xướng kinh Qur’an », bởi vì qua hadith của Al Bukhory và Muslim thuật lại với ý nghĩa là: « Rosul ﷺ‬ đọc kinh Qur’an trong nhà bà Aysha (R), lúc đó bà đang có kinh nhưng được ngồi nghe ». Qua hadith khác cũng do Al Bukhory và Muslim thuật lại từ bà Ummul Atgiyah (R) đã nghe Rosul ﷺ‬ nói với ý nghĩa: « Hãy kêu gọi tất cả mọi người, dù trẻ con hay nô lệ hay phụ nữ dù có kinh nguyệt phải đến dự lễ ‘AID’ để nghe bài giảng thuyết và cầu xin với Allah, nhưng những phụ nữ nào có kinh nguyệt thì không được soly, mà tụ lại một chỗ riêng biệt ». *- Trường hợp phụ nữ đang có kinh nguyệt, thì được quyền đọc kinh Qur’an bằng cách nhìn quyển kinh (không được cầm) hay nhìn trên tấm bảng mà đọc thầm trong lòng hoặc ôn lại trong lòng mà không phát ra lời, đó là lời giải thích của An Nawawy (Sharhul Muhazzab 3 : 372). Hầu hết các vị Ulama đồng cho rằng: ‘Những phụ nữ đang có kinh nguyệt không được phép đọc Qur’an lớn tiếng’. Nhưng theo sự giải thích của Imam Al Bukhory, Ibnu Jarir At Tobbary và Ibnu Munzar cho rằng: ‘Ðược phép đọc lớn tiếng’. Theo sự giải thích của Shiekh Islam Ibnu Taymiyah trong sự tổng hợp Fatawa ibnu Koshim (Fatawa Ibn Kashim quyển 26 :191) như sau: « Không có một hadith soheh nào nói rằng không cho phụ nữ có ‘kinh nguyệt’ cũng như trong tình trạng ‘junub’ đọc kinh Qur’an, và theo tất cả những nhà chuyên môn về hadith cũng đều xác nhận như vậy. Vào thời của Rosul ﷺ‬, Người không có cấm người phụ nữ có kinh nguyệt đọc kinh Qur’an, mà Người chỉ cấm không được Soly mà thôi, và những người vợ của Người cũng không nhắc nhỡ về điều này, nếu có thì những người vợ của Người đã nhắc nhỡ chúng ta. Sau khi tìm hiểu qua những ý kiến của các vị Ulama, thì họ đem đến kết luận là tốt nhất cho người phụ nữ trong lúc có kinh nguyệt thì không nên đọc kinh Qur’an lớn tiếng, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt như : « Hành nghề cô giáo dạy Qur’an (sửa lỗi sai của học trò hay khi nghe ai đọc sai để hướng dẫn cho họ đọc đúng), hoặc đi thi xướng đọc Qur’an (cần đọc lớn tiếng cho giám khảo nghe) ».ثانياً: الصيام  2- Sự nhịn chay.يحرم على الحائض الصيام فرضه ونفله، ولا يصح منها لكن يجب عليها قضاء الفرض منه لحديث عائشة t: ((كَانَ يُصِيبُنَا ذَلِكَ تَعْنِي الحَيضُ فَنُؤْمَرُ بِقَضَاءِ الصَّوْمِ وَلاَ نُؤْمَرُ بِقَضَاءِ الصَّلاَةِ)) متفق عليهTrong giáo lý Islam cũng không cho phép người phụ nữ trong thời kỳ có kinh nguyệt phải nhịn chay (Siyam), kể cả nhịn chay bắt buộc và nhịn chay tự nguyện, nếu ai đó có ý định tâm nhịn chay thì cũng không có giá trị, nhưng sau khi hết kinh thì bắt buộc phải nhịn chay trả lại những ngày thiếu của sự nhịn chay bắt buộc (Ramadan). Qua hadith của Bà Aysha (thân mẫu của những người tin tưởng) thuật lại là: « Chúng tôi có kinh nguyệt, Rosul ﷺ‬ ra lệnh cho chúng tôi phải nhịn trả lại những ngày thiếu bắt buộc, Người không ra lệnh cho chúng tôi soly trả lại những ngày thiếu đó. » Hadith do Al Bukhary và Muslim ghi lại. Nếu đang trong thời gian nhịn chay mà máu của kinh nguyệt xuất ra trước giờ xả chay khoảng mấy phút đồng hồ, thì sự nhịn chay ngày đó kể như không giá trị, bắt buộc phải nhịn chay trả lại ngày đó (nếu là sự nhịn chay bắt buộc). Nếu trường hợp ai đó có cảm giác máu kinh sẽ xuất ra trước giờ xả chay vài phút, sau khi kiểm tra thì máu xuất ra sau khi xả chay, thì theo đa số những vị Ulama cho rằng ngày nhịn chay đó có giá trị, bởi rằng máu chưa ra, thì không tính được. Có lần Nabi ﷺ‬ trả lời cho một người đàn bà khi đến hỏi Người : - Thưa Rosullulloh ! Khi tôi nằm mơ thấy việc chăn gối và tôi có cảm giác như xuất tinh (giống như đàn ông nằm mơ), vậy tôi có phải tắm bắt buộc không? - Nabi ﷺ‬ trả lời: "Nếu bà thấy chất tinh dịch có xuất ra thì tắm." Cho nên giáo lý chỉ bắt buộc phải tắm khi nào thấy tinh xuất ra, bằng không thì không bắt buộc. Giống như trường hợp người phụ nữ trên, có cảm giác nhưng tinh dịch chưa xuất ra thì không cần phải tắm làm sạch. *- Trường hợp đã vào giờ fajar (soly sáng), nếu đã sạch trước giờ soly fajar chỉ vài phút, thì phải ‘định tâm’ để nhịn chay, dù phải tắm làm sạch sau giờ soly fajar, trường hợp này giống như những người đã ‘định tâm nhịn chay’ nhưng vào ban đêm có bị xuất tinh ‘junub’ (sau khi giao hợp hay mộng tinh) mà chưa kịp tắm thì trời đã sáng (qua giờ soly fajar) thì ngày nhịn chay đó vẫn có giá trị, qua hadith sau: عن عائشة t قالت: ((كَانَ النَّبِيُّ ﷺ‬ يُصْبِحُ جُنُباً مِنْ جِمَاعٍ غَيْرُ احْتِلاَمٍ ثُمَّ يَصُومُ فِي رَمَضَانَ)). متفق عليه.Bà A'-y-shah t (thân mẫu của những người tin tưởng) thuật lại: "Có lần Rosul ﷺ‬ bị junub từ sự giao hợp chứ không phải nằm mơ, lúc tỉnh dậy thì trời đã sáng nhưng Người vẫn nhịn chay Ramadan ngày đó." Hadith do Al Bukhory và Muslim ghi lại.Có nghĩa là đêm đó Rosul ﷺ‬ gần gũi với vợ, Người chưa kịp tắm thì trời đã sáng, nhưng Người vẫn nhịn chay ngày đó, sau khi thức dậy Người mới đi tắm để làm sạch từ ‘junub’.ثالثاً: الطواف بالبيت  3- Tawaf hay đi bảy vòng quanh ka’bah.فيحرم عليها الطواف بالبيت، فرضه ونفله، ولا يصح منها لقول النبي ﷺ‬ لعائشة لما حاضت: ((افْعَلِي مَا يَفْعَلُ الْحَاجُّ غَيْرَ أَنْ لاَ تَطُوفِي بِالْبَيْتِ حَتَّى تَطْهُرِي.)) Người phụ nữ khi có kinh nguyệt không được làm ‘tawaf’ (đi bảy vòng xung quanh Kab’ah), dù đó là sự bắt buộc hay tự nguyện, qua hadith của Rosul ﷺ‬ nói với bà Aysha (R) khi bà đang có kinh nguyệt mà đi làm ‘Haj’ như sau: “Em hãy thi hành tất cả những điều làm Haj giống như mọi người, nhưng không được đi ‘tawaf’, phải đợi cho đến khi dứt kinh.” Do Muslim ghi lại. Nghĩa là người phụ nữ có kinh nguyệt thì ngoài việc không được phép soly và cũng không được làm ‘tawaf’, ngoài đó ra thì được thi hành giống như mọi người khác. (Được phép đi Sa-y giữa đồi As Sofa và Al Marwah, có mặt tại Arafah, Musđalifah, Muna tham gia vào việc liệng đá ba ngày hay những công việc khác của Haj và Umroh). Nhiều trường hợp đã cảm thấy hết kinh (sạch) rồi tắm làm sạch để đi ‘tawaf’, nhưng sau khi hoặc đang thi hành ‘tawaf’ thì máu kinh ra lại thì vẫn có giá trị.رابعاً: سقوط طواف الوداع عنها 4- Được miễn tawaf Wada’u (đi vòng quanh đền Ka’bah để từ giã)Khi người phụ nữ đã hoàn tất xong phần Haj và Umroh, nếu sau đó có kinh nguyệt trước khi ra khỏi Makkah để trở về xứ, mà kinh nguyệt cứ kéo dài đến ngày cuối cùng ở đó, thì phụ nữ đó được miễn làm ‘tawaf wada’u’ hay ‘tawaf từ giã’. Qua hadith như sau:لحديث ابن عباس t قال: ((أُمِرَ النَّاسُ أَنْ يَكُونَ آخِرُ عَهْدِهِمْ بِالْبَيْتِ إِلاَّ أَنَّهُ خُفِّفَ عَنْ الْحَائِضِ.)) متفق عليهÔng Ibnu Abbas thuật lại lời của Rosul ﷺ‬ :"Rosul ra lệnh là việc cuối cùng của những người đến viếng thăm Baitulloh là tawaf wada’u, ngoại trừ phụ nữ nào có kinh nguyệt."  Al Bukhory và Muslim.*- Ðối với phụ nữ đang có kinh nguyệt, không nên đến gần cửa Masjid Al-Haram mà cầu nguyện hay đu-a trước khi ra đi, sự việc này không hề được Rosul ﷺ‬ chỉ dạy, nên việc hành đạo nào không có bằng chứng cụ thể thì phải tránh xa nó. Qua câu chuyện của bà Sofiyah (Thân mẫu của những người tin tưởng), sau khi bà làm ‘tawaf Ifađoah’ xong thì bà có máu kinh, Rosul ﷺ‬ đã nói với bà: « Nếu bà có kinh nguyệt thì không được đến gần Masjid. » Hadith do Al Bukhary và Muslim ghi lại. Có nghĩa là Rosul ﷺ‬ không cho phép bà đến gần cửa Masjid để ‘đu-a’ trước khi rời khỏi Makkah trở về Al Medinah. Nhưng ngược lại, nếu làm ‘Tawaf Haj hay Umroh’ thì không được miễn, mà phải làm ‘tawaf trả lại’ sau khi làm sạch.         خامساً: المكث في المسجد:  5.     Không được vào Masjid.           Cấm người phụ nữ khi có kinh nguyệt vào Masjid dù là đi dự đại lễ ‘AID’ qua hadith của bà Ummul Atgiyah thuật lại: « Dù phụ nữ có kinh nguyệt đến tham gia buổi lễ AID, nhưng họ chỉ được ở ngoài Masjid một chỗ riêng biệt và không được soly. » Hadith do Al Bukhary và Muslim ghi lại.سادساً: الجماع. 6.     Cấm giao hợp           Cấm người chồng không được giao hợp với vợ khi có kinh nguyệt, họ được âu yếm nhưng không được đụng đến nơi kín. Qua lời phán của Allah: (وَيَسْأَلُونَكَ عَنِ الْمَحِيضِ ۖ قُلْ هُوَ أَذًى فَاعْتَزِلُوا النِّسَاءَ فِي الْمَحِيضِ ۖ وَلَا تَقْرَبُوهُنَّ حَتَّىٰ يَطْهُرْنَ ۖ فَإِذَا تَطَهَّرْنَ فَأْتُوهُنَّ مِنْ حَيْثُ أَمَرَكُمُ اللَّهُ ۚ إِنَّ اللَّهَ يُحِبُّ التَّوَّابِينَ وَيُحِبُّ الْمُتَطَهِّرِينَ  ) البقرة: ٢٢٢{Họ hỏi ngươi (Nabi) về kinh nguyệt, hãy bảo họ: “Đó là sự ô nhiễm. Vậy hãy tránh xa phụ nữ đang có kinh nguyệt và chớ giao phối với họ cho tới khi họ dứt kinh}  Suroh: 2:222.Ý nghĩa của kinh nguyệt ở đây là: Thời gian có kinh và nơi xuất ra, qua lời của Rosul ﷺ‬: « Các ngươi được phép âu yếm, ngoại trừ sự giao hợp. » Do Muslim ghi lại. Qua hadith và dòng thiên kinh trên đã chứng minh những người tin tưởng ở Allah, và ở Ngày Sau, không được mắc sai lầm khi những gì Allah đã cấm. Còn đối với những người không tin và đã phá giáo luật trên mà vi phạm sự giao hợp trong lúc vợ đang có kinh thì được ông Imam As Shafi-y giải thích trong Sharhul Muhazzab quyển 2 : 374 như sau: « Những ai vi phạm lỗi lầm này, thì họ đã vi phạm một trọng tội » . Một số vị Uulama (học giả) khác cho rằng: « Những người nào cho phép giao hợp trong lúc phụ nữ có kinh nguyệt thì họ được coi là kẻ ngoại đạo ». Ðó là lời giải thích của An Nawawy. Walhamdulillah, xin ca ngợi và cảm tạ Allah đã cho phép người Muslim âu yếm với vợ của họ trong lúc có kinh nguyệt, qua hadith sau:لقول عائشة t: ((كَانَ يَأْمُرُنِي فَأَتَّزِرُ فَيُبَاشِرُنِي وَأَنَا حَائِضٌ)) متفق عليه.Bà A'-y-shah t (thân mẫu của những người tin tưởng) thuật lại: “ Rosul ﷺ‬ âu yếm tôi khi tôi có kinh nguyệt. Người kêu tôi che kín lại mà không đụng đến nơi kín” Hadith do Al Bukhory và Muslim ghi lại.Al Bukhory và Muslim.Nói rõ hơn, Islam cho phép âu yếm nhưng không được đụng nơi kín. Ngoài đó ra, người chồng được phép như bình thường.سابعاً: الطلاق  7- Sự li dị. Theo giáo luật hôn nhân của Islam trong đó có đưa ra những điều khoản về vấn đề li dị, một trong những điều khoản ấy là khi người vợ đang có kinh nguyệt thì cấm người chồng không được quyền li dị trong thời gian này, qua lời phán của Allah như sau: لقوله تعالى:  (يَا أَيُّهَا النَّبِيُّ إِذَا طَلَّقْتُمُ النِّسَاءَ فَطَلِّقُوهُنَّ لِعِدَّتِهِنَّ وَأَحْصُوا الْعِدَّةَ ۖ) الطلاق: ١ {Hỡi những Sứ Giả! Khi các người li dị với thê thiếp, hãy li dị với họ sau một thời hạn đã định} Suroh: 65:1.  Theo đoạn kinh Qur’an trên là Allah phán bảo phải cho một thời hạn để biết rõ ràng tình trạng của người đàn bà mới được phép li dị. Thời hạn này được tính đợi hết chu kỳ của kỳ kinh này đến hết chu kỳ của kỳ kinh lần tới để xem rõ ràng trong thời gian đó người nữ có thụ thai hay không ? Cho nên, Islam không cho phép hai người li dị trong thời gian người nữ đang có kinh nguyệt, bởi vì nếu li dị trong lúc người nữ đang có kinh nguyệt thì thời hạn đã định không đủ để xác định người nữ đã có mang hay không, hay có thể nói tình trạng của người nữ chưa được rõ ràng. Hoặc sau khi giao hợp (người nữ trong thời kỳ không có kinh nguyệt) thì người nam muốn li dị vợ của mình thì cũng không được phép, bởi vì phải chờ đợi sau một chu kỳ kinh nguyệt của người vợ để xem có thụ thai qua sự gần gũi đó hay không ? Do đó, phải chờ một hạn định từ sự có kinh lần này cho đến khi hết kinh của chu kỳ tới để xác định người nữ mang thai hay không ? Nếu ai li dị vợ của họ trong lúc có kinh nguyệt, đó là điều haram (cấm kị) qua lời phán trên của Allah và sự giải thích của Rosul ﷺ‬ dưới đây. Có một câu chuyện kể về trường hợp của ông Abdulloh ibnu Omar muốn li dị với vợ, nhưng trong lúc mà người vợ đang có kinh nguyệt. Ông Omar al-Khattab (R) (người cha) đến trình với Rosul ﷺ‬ mọi việc, sau khi nghe qua Rosul ﷺ‬ tỏ vẻ bực bội và nói: “Ông hãy về kêu cậu ấy giữ vợ lại chờ đợi cho đến khi dứt kinh, rồi có kinh nguyệt rồi dứt kinh nguyệt. Sau đó tùy ở cậu ấy muốn giữ thì giữ, còn muốn li dị thì li dị. Đó là hạn định mà Allah đã ra lệnh cho người Muslim khi họ li dị vợ của họ.” Hadith do Al bukhary và Muslim ghi lại.   Cho nên, nếu người đàn ông nào li dị vợ vào lúc vợ đang có kinh nguyệt thì họ đã phạm tội (haram) và bắt buộc họ phải xám hối với Allah vì họ đã thi hành sai giáo luật do Allah phán quyết và Rosul ﷺ‬ của Ngài đã hướng dẫn. Nếu ai không biết giáo luật trên mà đã lỡ làm thì họ phải giữ vợ của họ lại để chờ hạn định xem vợ có thai hay không (nghĩa là: chờ đến kỳ có kinh lần này đến hết kỳ kinh lần sau) và trong thời gian đó hai người không được giao hợp với nhau. Có ba trường hợp có thể li dị được trong lúc vợ có kinh nguyệt: 1- Hai vợ chồng đã không giao hợp trong hai chu kỳ kinh nguyệt trước, cho nên trường hợp này đã rõ ràng là không thể chờ đợi người nữ có thai hay không. 2- Trường hợp phụ nữ có kinh nguyệt trong lúc thụ thai thì sự li dị lúc này được phép, vì đã xác định được người nữ đang mang thai như đã trình bày ở phần trên. 3- Nếu người vợ đang có kinh nguyệt mà hai vợ chồng đồng ý li dị trong sự thỏa thuận tốt đẹp thì không sao, vì vấn đề này có sự đồng ý của người vợ. Ví dụ như hai vợ chồng bất đồng với nhau thường hay gây chuyện cải vả hoặc không còn hòa thuận với nhau được nữa nên hai người ưng thuận xa nhau thì trường hợp này có thể li dị được. Qua hadith của ông Ibnu Abbas (R) thuật lại: Người vợ của ông Thabit ibnu Quash ibnu Shymas đến thưa với Rosul ﷺ‬ rằng: “Thưa Rosul ﷺ‬, không phải vì bản tính hay sự hành đạo của ông ta mà tôi muốn li dị với ông ấy. Vì tôi sợ để tình trạng như vậy thì kết quả sẽ bị lôi cuốn hai người ra khỏi Islam”. Rosul ﷺ‬ nói:“Vậy cô có bằng lòng trả lại vườn tược cho chồng cô không?” Bà ta trả lời: “Vâng, tôi bằng lòng”. Sau đó, Rosul ﷺ‬ ra lệnh cho ông chồng li dị vợ và lấy lại ngôi vườn (tiền mahar) đã cho bà ta trước kia. Hadith do Muslim ghi lại.  Qua hadith trên, được biết là Rosul ﷺ‬ không hề hỏi xem bà ta có kinh nguyệt hay không, vì sự li dị này do bên người vợ đưa ra và vì vấn đề cần thiết mà hai bên chấp thuận có thể li dị trong lúc có kinh nguyệt. Trong quyển Al Mougny (quyển 7, trang 2) giải thích về trường hợp đặc biệt khi li dị trong lúc người nữ đang có kinh nguyệt là để giải quyết vấn đề bất đồng giữa hai vợ chồng mà người vợ không thể chịu đựng được nữa, nếu phải chờ thời gian sạch rồi có kinh rồi sạch (một chu kỳ kinh nguyệt) thì sự chung sống với nhau có thể gây thêm nhiều điều không tốt. Do đó, Rosul ﷺ‬ đồng ý cho hai bên li dị với sự đồng thuận của hai bên, và bắt buộc người vợ phải trả lại tiền cưới mà trước kia người chồng đã tặng cho vào người vợ trong ngày cưới. Cho nên, trường hờp này không cần chờ đợi sự hạn định của thời gian.ثامناً: اعتبار عدة الطلاق به ـ أي الحيض  8- Hạn định li dị (hay khi phụ nữ đã có kinh nguyệt rồi và đã gần gũi với nhau). Nếu ai đó li dị hay trả tự do cho vợ của họ sau khi đã gần gũi với nhau thì bắt buộc người vợ đó phải chờ cho hết hạn định của ba chu kỳ kinh nguyệt (nếu phụ nữ này đã từng có kinh nguyệt nhưng không thụ thai). Qua lời phán của Allah:(وَالْمُطَلَّقَاتُ يَتَرَبَّصْنَ بِأَنفُسِهِنَّ ثَلَاثَةَ قُرُوءٍ( البقرة: ٢٢٨ {Người phụ nữ đã li dị phải chờ qua xong ba lần kinh nguyệt} Suroh: 2:228. Ngược lại, nếu người nữ đã thụ thai thì phải chờ cho đến khi sinh con xong. Thời gian ngắn hay dài tùy theo tuổi thai. Qua lời phán của Allah: (وَأُولَاتُ الْأَحْمَالِ أَجَلُهُنَّ أَن يَضَعْنَ حَمْلَهُنَّ( الطلاق: ٤ {Và đối với những người đã thụ thai, thời hạn sẽ kéo dài đến khi họ sinh xong gánh nặng của họ} Suroh: 65:4Trường hợp một cô gái chưa có kinh nguyệt, người phụ nữ đã lớn tuổi không còn kinh nguyệt nữa, một người bị bệnh phải giải phẫu hay một lí do nào đó mà kinh nguyệt không thể có... thì hạn kỳ ở đây là phải chờ đợi là ba tháng, qua lời phán của Allah: (وَاللَّائِي يَئِسْنَ مِنَ الْمَحِيضِ مِن نِّسَائِكُمْ إِنِ ارْتَبْتُمْ فَعِدَّتُهُنَّ ثَلَاثَةُ أَشْهُرٍ وَاللَّائِي لَمْ يَحِضْنَ( الطلاق: ٤{Trong đám thê thiếp của các ngươi, ngay cả những người đã đến tuổi hết kinh nguyệt, nếu các ngươi có hoài nghi về họ, thời hạn là ba tháng, ngay cả những người chưa có kinh nguyệt cũng thế} Suroh 65:4Những người chưa có kinh nguyệt là trường hợp của những cô gái đã được hứa hôn hoặc đã làm lễ nikah (lễ cưới) lúc còn nhỏ (chưa đến tuổi trưởng thành và chưa có kinh nguyệt), nhưng sau một thời gian hai người muốn bãi bỏ hôn ước hoặc muốn li dị (hai người chưa ăn ở với nhau), thì trường hợp này cũng phải chờ đợi ba tháng. Trường hợp phụ nữ đã có kinh, nhưng kinh nguyệt lại mất vì lí do bệnh hay cho con bú thì thời hạn chờ đợi này cho đến khi nào người nữ có kinh nguyệt. Nếu lí do bệnh hay cho con bú đã không còn nữa mà kinh nguyệt lại chưa có thì họ phải chờ cho tròn một năm. Đó là lời giải thích trong “Giáo lí căn bản của của người phụ nữ mang thai”. - Trường hợp sau khi làm lễ nikah (lễ cưới) mà hai người chưa gần gũi với nhau (dù thời gian sống chung là bao lâu đi nữa) người chồng muốn li dị thì trường hợp này không cần có thời gian để hạn định cho người nữ, dù người nữ có kinh nguyệt hay mang bệnh… qua lời phán của Allah: (يَا أَيُّهَا الَّذِينَ آمَنُوا إِذَا نَكَحْتُمُ الْمُؤْمِنَاتِ ثُمَّ طَلَّقْتُمُوهُنَّ مِن قَبْلِ أَن تَمَسُّوهُنَّ فَمَا لَكُمْ عَلَيْهِنَّ مِنْ عِدَّةٍ تَعْتَدُّونَهَا)  الأحزاب: ٤٩{Hỡi những kẻ vững lòng tin! Khi các ngươi kết hôn với những người nữ tín đồ rồi li dị họ mà chưa chạm tới họ thì các ngươi không có quyền đòi họ phải chờ trước khi tái hôn} Suroh: 33:49تاسعاً: الحكم براءة الرحم 9- Sự chắc chắn “khi chồng qua đời”.Giáo lý Islam muốn chứng minh sự minh bạch, chắc chắn khi người chồng vừa qua đời, nếu người vợ đó đã thụ thai với chồng thì sau này hài nhi sinh ra sẽ hưởng gia tài của người cha hay không?Một khi người chồng chết lúc vợ thụ thai thì đứa nhỏ đó sẽ hưởng gia tài của cha. Nếu chồng không gần gũi và vợ có kinh nguyệt sau đó thì đã rõ ràng là người vợ không có thụ thai với chồng. Nhưng nếu sau khi chồng vừa chết, người vợ có thụ thai với chồng thì chứng minh rõ ràng là vợ có thai với chồng nên đứa nhỏ sẽ hưởng gia tài của người cha quá cố đó. Nếu sau đó bà vợ có kinh nguyệt thì việc đã rõ ràng là hai người không có thai với nhau.عاشراً: وجوب الغسل 10- Việc tắm bắt buộc.Bắt buộc (Wajib) người phụ nữ vừa dứt kinh nguyệt thì phải tắm làm sạch toàn thân thể từ kinh nguyệt, qua hadith sau: لقول النبي ﷺ‬ لفاطمة بنت أبي حبيش: ((فَإِذَا أَقْبَلَتْ الْحَيْضَةُ فَدَعِي الصَّلَاةَ وَإِذَا أَدْبَرَتْ فَاغْتَسِلِي وَصَلِّي)). البخاريRosul ﷺ‬ đã nói với bà Fatimah con ông Abu Hubaish: “Khi có kinh nguyệt, hãy gác bỏ việc hành lễ và khi dứt kinh nguyệt thì hãy tắm làm sạch và hành lễ.” Hadith do Al Bukhory ghi lại.- Việc tắm bắt buộc này phải làm ướt toàn thân thể, ngay cả chân tóc, như bà Asma’u bintu Shakal (R) hỏi và được Rosul ﷺ‬ giải thích với ý nghĩa như sau: “Các ngươi hãy cố gắng tắm làm cho sạch bằng nước toàn thân thể, bằng cách lấy gáo nước đổ lên đầu và chà tóc cho ướt (nếu tóc ngắn thì phải cho ướt đến chân tóc), sau đó đổ nước cho ướt toàn thân thể rồi dùng một miếng vải chùi sạch nơi ra máu. Cứ như vậy mà làm.” Bà Asma’u còn chưa hiểu nên hỏi tiếp: “làm thế nào để làm sạch chỗ kín?” Rosul ﷺ‬ nói: “Subhanallah” (vinh quang thay đấng Allah). Bà A'-y-shah (R) (vợ của Rosul) nghe vậy vội trả lời: “Dùng miếng vải chùi cho sạch nơi máu ra là xong.” Hadith do Muslim ghi lại (quyển 1, trang 179). Hồi xưa, vì không có “xà phồng hay băng vệ sinh” như ngày hôm này nên thường thường phụ nữ dùng miếng vải để làm vệ sinh chổ kín. Hôm nay, chúng ta có nhiều phương cách để làm sạch, cho nên có thể chọn cách nào đó để làm sạch chổ kín. Và trường hợp khác nếu người phụ nữ nào tóc quá dài, khi tắm làm sạch thì không bắt buộc phải ướt đến da đầu. Qua một hadith kể lại về Bà Ummul Salma (R) có hỏi Nabi ﷺ‬ phương cách tắm làm sạch từ kinh nguyệt hoặc từ Junub (vì tóc của bà quá nhiều và dài), thì Nabi ﷺ‬ trả lời như sau: فقال النبي ﷺ‬: ((لاَ إِنَّمَا يَكْفِيكِ أَنْ تَحْثِيَ عَلَى رَأْسِكِ ثَلاَثَ حَثَيَاتٍ ثُمَّ تُفِيضِينَ عَلَيْكِ الْمَاءَ فَتَطْهُرِينَ)) مسلم(Không, bà chỉ đổ lên đầu ba ba bụm nước và xối nước đều lên người là đủ) Hadith do Muslim ghi lại.- Trường hợp người phụ nữ dứt kinh nguyệt trong giờ hành lễ như Dhur (giờ hành lễ trưa) thì bắt buộc họ phải tắm làm sạch liền để kịp hành lễ giờ đó. Nếu đang trên đường du hành, không có nước hoặc có nước nhưng không đủ để tắm làm sạch, hoặc bị bệnh không thể tắm được thì có thể dùng cát bụi làm tayammum để hành lễ, nhưng sau đó về đến nhà thì phải “niek” tắm làm sạch lại toàn thân. Theo giáo lý, nếu kinh nguyệt hết vào giờ phút nào thì phải đi tắm liền vào giờ phút đó để solah (hành lễ) trong giờ hành lễ đó, không được để chậm trể cho qua giờ solah khác, và cũng không thể viện lí do là chưa hoàn toàn sạch mà bỏ solah của giờ solah đó. Nếu thời giờ không cho phép thì có thể tắm sơ qua cho sạch để kịp hành lễ trong giờ solah đó, nhưng sau khi solah xong thì nên tắm làm sạch lại kĩ hơn. Wallohu-Alam.  Phần II  / Rong Kinhفي الاستحاضة وأحكامهاRong kinh và giáo luật về nó.الاستحاضة: استمرار الدم على المرأة بحيث لا ينقطع عنها أبداً أو ينقطع عنها مدة يسيرة كاليوم واليومين في الشهر.Chứng rong kinh: máu xuất ra từ tử cung của phụ nữ liên tục không dứt, hoặc chỉ dứt trong một ngày hoặc hai ngày trong một tháng mà thôi.Bằng chứng cụ thể thứ nhất nói về máu không dứt, qua hadith của bà A'-y-shah (thân mẫu của những người tin tưởng) thuật lại :قالت: (قَالَتْ فَاطِمَةُ بِنْتُ أَبِي حُبَيْشٍ يَا رَسُولَ اللَّهِ إِنِّي لاَ أَطْهُرُ. وفي رواية إِنِّي امْرَأَةٌ أُسْتَحَاضُ فَلاَ أَطْهُرُ). البخاري .(Bà Fatimah con của ông Abi Hubishu nói với Rosul là: «Tôi không khi nào sạch cả, hay là tôi bị rong kinh và không bao giờ dứt.» Hadith  do Al Bukhory ghi lại.Bằng chứng cụ thể thứ nhì là máu của rong kinh chỉ dứt trong thời gian ngắn, qua hadith sau:لحديث حمنة بنت جحش حيث جاءت إلى النبي ﷺ‬ فقالت: ((يَا رَسُولَ اللهِ إِنِّي أُسْتَحَاضُ حَيْضَةً كَبِيرَةً شَدِيدَةً ). رواه أحمد وأبو داود والترمذي.( Bà Hamnah con ông Jahsh đến gặp Rosul ﷺ‬ và nói : «Thưa Thiên Sứ của Allah, tôi bị rong kinh, ra máu thường xuyên và rất nhiều.» Do Imam Ahmad, Abu Dawud và At Tỉmizy ghi lại.أحوال المستحاضة  Thể thức của rong kinh.للمستحاضة ثلاث حالات :Đối với rong kinh có ba trường hợp: الحال الأولى: أن يكون لها حيض معلوم قبل الاستحاضة1- Trường hợp người phụ nữ đã có kinh nguyệt và biết rõ thời hạn, chu kỳ đó. Khi đã dứt kinh nguyệt rồi, máu vẫn còn ra đó là trường hợp của rong kinh.Trường hợp người phụ nữ thường có kinh nguyệt vào khoảng sáu ngày của đầu tháng, rồi dứt kinh nguyệt nhưng sau đó máu của rong kinh lại xuất ra liên tục. Từ đó, biết rõ là chu kỳ kinh nguyệt là sáu ngày của đầu tháng và sau đó là rong kinh, qua hadith của bà A'-y-shah thuật lại khi bà Fatimah con ông Abi Hubaish đến trình với Rosul ﷺ‬ và nói: « Thưa Rosul! tôi bị rong kinh, tôi có gác bỏ việc hành lễ không? » Rosul ﷺ‬ trả lời: «Không, đó là máu bệnh của đàn bà, cô gác bỏ việc hành lễ những ngày có kinh nguyệt. Sau khi dứt kinh, cô tắm làm sạch và hành lễ ». Hadith do Al Bukhory và Muslim ghi lại.Qua hadith khác Rosul ﷺ‬ đã nói với bà Ummul Habibah con của ông Jash: «Cô kiêng cữ những ngày có kinh, xong sau đó cô tắm và hành lễ ». Hadith do Muslim ghi lại.Qua hadith trên, người có rong kinh chỉ kiêng cữ những ngày có kinh nguyệt, xong sau đó tắm và hành lễ dù máu có ra.الحالة الثانية: أن لا يكون لها حيض معلوم قبل الاستحاضة 2- Trường hợp người phụ nữ chưa có kinh nguyệt thường xuyên mà đã có máu của rong kinh xuất ra liên tiếp từ ngày đầu khi mới lớn lên. Trường hợp này chỉ có cách duy nhất là phân biệt màu máu hay mùi của loại máu kinh nguyệt và rong kinh. Sau khi biết được thời gian có kinh nguyệt xong thì những ngày còn lại đó là rong kinh.Ví dụ, người phụ nữ thấy máu xuất ra lần đầu tiên và kéo dài trong mười ngày, máu ra có màu đen đậm và những ngày còn lại trong tháng thì máu màu đỏ; hoặc mười ngày đầu máu ra rất đậm nhưng những ngày còn lại thì nhạt, hoặc mười ngày đầu có mùi của kinh nguyệt và những ngày còn lại thì không có mùi. Máu của kinh nguyệt đen đậm qua ví dụ thứ nhất, và thứ nhì thì đậm và ví dụ thứ ba thì có mùi. Ngoài ba cách đó ra thì là máu của rong kinh, qua hadith mà Rosul ﷺ‬ đã nói với bà Fatimah con ông Abi Hubaish.لقول النبي ﷺ‬ لفاطمة بنت أبي حبيش: ((إِذَا كَانَ دَمُ الْحَيْضَةِ فَإِنَّهُ أَسْوَدُ يُعْرَفُ فَإِذَا كَانَ ذَلِكَ فَأَمْسِكِي عَنْ الصَّلاَةِ فَإِذَا كَانَ الآخَرُ فَتَوَضَّئِي وَصَلِّي فَإِنَّمَا هُوَ عِرْقٌ)) رواه أبو داود والنسائي وصححه ابن حبان والحكم.«Máu của kinh nguyệt có màu đen đậm dễ nhận ra, nếu thấy vậy cô gác bỏ việc hành lễ. Và nếu sau đó không thấy như vậy nữa thì cô lấy nước và hành lễ bởi đó là xuất ra từ mạch máu.» Hadith do Abu Dawud, An Nasa-y, ibnu Habban và Al Hakim ghi lại.الحالة الثالثة: ألا يكون لها حيض معلوم ولا تمييز صالح بأن تكون الاستحاضة مستمرة من أول رأت الدم.3- Trường hợp chưa phân biệt được chu kỳ của kinh nguyệt nhưng máu lại xuất ra liên tiếp có một màu duy nhất nhưng không phải là máu của kinh nguyệt. Trường hợp này chỉ có cách là kiêng cữ như hạn kì của phụ nữ thường có kinh nguyệt là sáu hay bảy ngày trong tháng kể từ ngày đầu có máu. Sau đó, những ngày còn lại thì kể như là rong kinh.Ví dụ, lần đầu tiên thấy máu xuất hiện vào ngày mùng năm kể từ đầu tháng, rồi máu xuất ra mà không phân biệt được màu hay mùi của kinh nguyệt, như vậy thì kể như kinh nguyệt hàng tháng bắt đầu từ mùng năm và kéo dài sáu hay bảy ngày. Qua hadith mà Rosul ﷺ‬ đã giải thích cho bà Hamnah con ông Jahsh khi bà nói là máu ra nhiều và thường xuyên, sau đó Rosul ﷺ‬ chỉ cách dùng khăn (băng vệ sinh) che lại và ở cữ sáu hay bảy ngày, còn lại hai mươi bốn hoặc hai mươi ba ngày thì hành lễ và nhịn chay vì máu đó là rong kinh, nên không phải lo ngại. Hadith do Ahmad, Abu Dawud và At Tirmizy ghi lại.  Rosul ﷺ‬ nói sáu hay bảy ngày ở đây không có tính cách hoàn toàn chính xác hay chắc chắn mà chỉ dựa vào đa số phụ nữ thường có kinh như vậy. Trường hợp ai đó thấy đến sáu ngày thì kiêng cữ sáu ngày, còn ai có kinh nguyệt kéo dài bảy ngày thì kiêng cữ bảy ngày. Đây chỉ là sự giải thích của Rosul ﷺ‬ để tạo sự dễ dàng mà thôi chứ không có tính cách bắt buộc theo số ngày nói trên.حال من تشبه المستحاضة  Trường hợp xảy ra tương tự như rong kinh.Trường hợp xảy ra với người phụ nữ sau khi giải phẫu hay vì lý do nào đó mà máu thường xuất ra bất thường từ tử cung. Trường hợp này có hai loại:Thứ nhất : Biết chắc rằng sau khi giải phẫu trong tử cung xong, không thể nào có kinh nguyệt. Máu ra đó là do những vết thương hay những gì còn lại sau khi giải phẫu mà ra. Khi thấy máu này ra liên tục, không thể coi là máu của rong kinh mà trường hợp này giống như trường hợp người nào đó thấy máu màu hơi vàng hay đỏ nhạt hay hơi trắng giống như mồ hôi xuất ra sau khi dứt kinh nguyệt. Nếu thấy vậy, không được phép gác bỏ việc hành lễ, nhịn chay hay giao hợp, nhưng mỗi lần đến giờ hành lễ thì rửa sạch máu đó và lấy vải che lại rồi hành lễ. Tốt nhất là chỉ nên lấy nước hành lễ khi đã vào giờ và hành lễ liền sau đó nếu đó là giờ hành lễ năm lần trong một ngày. Còn nếu muốn hành lễ nafal (khuyến khích) thì khi thấy có thể nên làm sạch rồi lấy nước và hành lễ.Thứ hai : Không biết chắc đó là máu của kinh nguyệt xảy ra sau khi giải phẫu xong. Trường hợp này được coi như trường hợp của rong kinh. Qua hadith mà Rosul ﷺ‬ đã nói với bà Fatimah con ông Abi Jahsh: « Đó là máu từ tử cung xuất ra vì lý do nào đó. Nó không phải là kinh nguyệt nên cô không gác bỏ việc hành lễ ». Rosul ﷺ‬ giải thích như vậy là vì trường hợp của bà này có thể kinh nguyệt sẽ xảy ra trước hoặc sau đó. Còn trường hợp trước thì biết chắc là kinh nguyệt sẽ không xảy ra.أحكام الاستحاضة Giáo luật về rong kinh.Như chúng ta đã biết qua về máu của kinh nguyệt và máu của rong kinh, khi nhận định được máu nào là kinh nguyệt thì giáo lý về kinh nguyệt đã được giải thích rõ ràng, cũng như khi biết máu nào là rong kinh thì giáo lý đặc biệt liên quan đến nó như sau.Những giáo điều quan trọng liên quan về kinh nguyệt đã được trình bày, còn giáo lý liên quan về rong kinh thì nó được coi như là trường hợp không có kinh nguyệt nhưng nó khác với trường hợp người không có rong kinh vài chi tiết sau :الأول: وجوب الوضوء عليها لكل صلاة، لقول النبي ﷺ‬ لفاطمة بنت أبي حبيش: ((ثُمَّ تَوَضَّئِي لِكُلِّ صَلاَةٍ))Thứ nhất: Bắt buộc cho người có rong kinh phải lấy nước hành lễ hay wuđua (rửa ráy) vào mỗi giờ hành lễ (như khi vào giờ hành lễ trưa, họ lấy nước hành lễ rồi khi đến giờ hành lễ chiều họ phải lấy lại nước để hành lễ chiều dù nước hành lễ đó vẫn còn), qua hadith của Rosul ﷺ‬ đã nói với bà Fatimah con ông Abu Hubaish : « Cô phải lấy lại nước hành lễ vào mỗi giờ hành lễ ». Hadith do Al Bukhory ghi lại.Ý nghĩa của hadith là: Người có rong kinh chỉ lấy nước hành lễ bắt buộc khi đã vào giờ mà thôi. Còn việc hành lễ không bắt buộc thì khi nào họ muốn hành lễ thì họ lấy nước rồi hành lễ liền sau đó những gì họ muốn.Thứ hai: Một khi họ muốn lấy nước hành lễ, họ nên rửa sơ phần kín hay nơi máu xuất ra, rồi dùng băng vệ sinh che lại sợ máu ra, qua hadith mà Nabi ﷺ‬ đã nói với bà Hamnah: «Cô hãy dùng vải để che lại sợ máu chảy ra». Bà ấy nói: «Tôi bị máu chảy nhiều». Nabi ﷺ‬ trả lời: «Hãy lấy vải dầy che lại.» Bà ta nói: «Nếu nó ra nhiều». Rosul ﷺ‬ trả lời: «Không sao cả». Hadith đã được giải thích ở trên.Ý nghĩa của hadith: Dù máu ra nhiều ướt cả vải hay băng che trong lúc đang hành lễ thì không có hại gì mà sự hành lễ đó vẫn được giá trị. Qua hadith của Rosul ﷺ‬ đã nói với bà Fatimah con ông Abi Habisha: «Hãy ngưng hành lễ những ngày có kinh nguyệt. Sau đó tắm làm sạch và lấy nước hành lễ cho mỗi lần hành lễ dù máu có ra, đó là sự bất đắc dĩ » Hadith do Imam Ahmad và Ibnu Habban ghi lại.Thứ ba : Vấn đề giao hợp được một số học giả bất đồng, nên hay không nên giao hợp trong lúc có rong kinh. Sự thật thì giáo lý không cấm việc giao hợp trong lúc có rong kinh vì vào thời của Rosul ﷺ‬, không biết bao nhiêu đàn bà đã gặp trường hợp này mà giáo lý đã không cấm nên được coi là bình thường qua lời phán của Allah : {Đó là sự ô nhiễm, vậy hãy tránh xa phụ nữ đang có kinh nguyệt} Suroh :2 :222Bằng chứng ở đây chỉ cấm giao hợp khi có kinh nguyệt mà thôi, ngay cả việc hành lễ cũng bắt buộc trong lúc có rong kinh nên vấn đề giao hợp cũng không cấm trong lúc này.Một số người so sánh hai sự việc hay lúc có kinh nguyệt và rong kinh như nhau. Trên thực tế, hai sự việc này hoàn toàn khác nhau nên sự so sánh đó không thích hợp chút nào. Phần III / Máu Sanhفي النفاس وحكمهMáu sanh và giáo lý về nó.النفاس: دم يرخيه الرحم بسب الولادة، إما معها أو بعدها أو قبلها بيومين أو ثلاثة مع الطلق.An Nifas (máu sinh) là loại máu xuất ra từ tử cung của phụ nữ vì lý do sinh con. Nó có thể xuất ra sau khi vừa sinh hay trước khi sinh hai hoặc ba ngày.Theo sự giải thích của ông Shiekhul Islam Ibnu Taymiyah: «Một khi thấy máu xuất ra gần ngày sinh, không nhất thiết hai hay ba ngày, nhưng với triệu chứng sẽ sinh thì đó là máu sinh. Nếu không có triệu chứng sinh con thì đó không phải là máu sinh».Đa số các học giả bất đồng với nhau về số ngày của máu sinh: ít nhất bao nhiêu ngày và dài nhất bao nhiêu ngày.Theo sự giải thích của ông Shiekh Taqiyuđđine trong cuốn sách mang tên Al Asma’u liên quan về đề tài ở trang số 37: «Thời gian của máu sinh không có hạn định ngắn nhất cũng như không có thời gian dài nhất. Nếu người phụ nữ thấy máu cứ xuất ra nhiều hơn bốn mươi ngày, hay sáu mươi ngày hay bảy mươi ngày, rồi chấm dứt thì đó lá máu sinh. Nhưng nếu nó không dứt thì đó là máu bệnh. Tuy nhiên, đa số đàn bà thường dứt máu sinh trước bốn mươi ngày».Theo ý kiến của tác giả: Thông thường máu sinh thường dứt vào khoảng bốn mươi ngày, thường có dấu hiệu là sẽ sạch vào thời gian đó. Nếu sạch vào lúc đó thì tắm làm sạch vào ngày thứ bốn mươi nhưng nếu vào lúc đó lại trùng hợp với những ngày thường có kinh nguyệt thì nên chờ cho hết chu kỳ kinh nguyệt. Nếu sau đó chấm dứt thì đây là thói quen chu kỳ của phụ nữ đó. Nếu thời kỳ kinh nguyệt đã xong mà máu vẫn ra thì đó là máu của rong kinh. Hãy dựa vào giáo lý của rong kinh mà phán đoán. Nếu máu sinh đã dứt trước bốn mươi ngày thì nên tắm làm sạch để hành lễ, nhịn chay và được phép gần gũi với chồng. Nếu máu sinh ngưng ra trong hai ngày thì trường hợp này không được kể là máu sinh đã dứt.Máu xuất ra chỉ được coi là máu sinh khi người phụ nữ sinh con hay xẩy thai với hài nhi đã có hình hài con người. Nếu xẩy thai mà hài nhi chưa thành hình thì không coi là máu sinh được. Đó là máu bệnh được coi như rong kinh. Bào thai được coi là thành hình ít nhất phải trải qua thời gian là 80 ngày hay 90 ngày kể từ ngày có mang.أحكام النفاس Giáo lý về máu sinh.Giáo lý liên quan về máu sinh giống như giáo luật về kinh nguyệt, ngoại trừ những điểm sau :Thứ nhất: Nếu li dị vào lúc có mang, thời gian li dị sẽ chấm dứt vào lúc sinh con (có nghĩa là thời gian chờ đợi của người đàn bà li dị khi mang bầu được chấm dứt vào lúc sinh. Khi sinh xong họ được phép lấy chồng sau đó chứ không phải tính vào thời gian của máu sinh. Nhưng nếu li dị sau khi sinh xong thì thời gian đó được tính vào thời kỳ của kinh nguyệt. Thứ hai : Thời gian được tính của người thề, lúc đó dựa vào chu kỳ của kinh nguyệt chứ không phải máu sinh.Ví dụ, người đàn ông thề là sẽ không bao giờ gần gũi với vợ của họ hay sẽ không gần gũi trong một thời gian nào đó lâu hơn bốn tháng. Nếu đã thề xong nhưng người vợ đòi hỏi sự gần gũi thì thời gian thề đó được tính là bốn tháng kể từ ngày thề. Sau khi hạn kì thề đã dứt, bắt buộc người chồng phải gần gũi với vợ, bằng không phải chia tay thể theo yêu cầu của người đàn bà. Thời gian thề này nếu vào lúc người phụ nữ có máu sinh thì được tính luôn, chứ không phải như thời gian kinh nguyệt phải tính về phía của người đàn ông (như trong trường hợp li dị phải chờ người vợ sạch sau khi có kinh nguyệt).Thứ ba: Người con gái khi đến tuổi trưởng thành chỉ được tính khi có kinh nguyệt chứ không phải khi có máu sinh vì máu sinh chỉ xảy ra khi sinh con mà thôi.Thứ tư: Trường hợp máu của kinh nguyệt ra bất thường, dứt rồi lại có thì vẫn coi là máu của kinh nguyệt. Ví dụ như thường thường chu kỳ là tám ngày, thấy máu bốn ngày rồi lại ngưng nhưng rồi lại có vào ngày thứ bảy và thứ tám thì trường hợp này vẫn coi là chu kỳ bình thường của kinh nguyệt. Nhưng trường hợp máu sinh, dứt trước bốn mươi ngày xong lại có nữa vào ngày thứ bốn mươi thì đây là trường hợp bất thường không được coi là máu sinh nữa. Khi máu dứt, phải tắm sạch thân thể để hành lễ, nhịn chay và thi hành những điều bắt buộc. Nếu có máu xuất ra thì cấm như trường hợp cấm khi có kinh nguyệt và trả lại những gì thiếu khi có kinh nguyệt. Đây là ý kiến của đa số học giả thuộc hệ phái Hanbaly. Nếu máu có ra vào thời kỳ của máu sinh thì đó là máu sinh, nếu không thì đó là kinh nguyệt và nếu sau thời kỳ (có thể là bốn mươi ngày) mà máu vẫn tiếp tục ra thì có thể là rong kinh. Đó là ý kiến gần với ý kiến của Imam Malik được giải thích trong Al Mougny (1: 349): «Nếu thấy máu sinh ngưng ra hay dứt đoạn khoảng hai hoặc ba ngày rồi lại có, có thể đây là máu của kinh nguyệt». Trên đây cũng là ý kiến của Shiekh Islam Ibnu Taymiyah. Trên thực tế, vấn đề được giải thích rõ ràng, không có gì rắc rối vì Thiên Kinh Qu’ran và Hadith của Nabi ﷺ‬ đã giải thích tất cả. Cũng như trong Islam, Allah không hề bắt buộc nô lệ phải nhịn chay hai lần hay hành lễ bắt buộc hai lần, ngoại trừ những trường hợp biết rõ những gì bị cấm và phải thi hành trả lại sau khi trở lại tình trạng bình thường. Cho nên nô lệ chỉ thi hành trong khả năng có thể với sự chắc chắn và lưu ý tối đa mà thôi. Ngoài đó ra là do hồng ân của Allah, như Ngài đã phán trong kinh Quran với ý nghĩa:(لَا يُكَلِّفُ اللَّهُ نَفْسًا إِلَّا وُسْعَهَا ( البقرة: ٢٨٦ {Allah không hề bắt các ngươi gánh vác qua sức mình} Suroh :2 :286.(فَاتَّقُوا اللَّهَ مَا اسْتَطَعْتُمْ   (التغابن: ١٦{Hãy kính sợ Allah với khả năng có thể}  Suroh : 64 :16.Thứ năm: Trường hợp kinh nguyệt dứt trước chu kỳ hạn định của nó thì có thể gần gũi với chồng, nhưng ngược lại nếu máu sinh chấm dứt trước bốn mươi ngày thì một số học giả cho rằng không nên gần gũi với chồng. Trên thực tế, điều này không cấm. Nếu không nên hay không được phép thì đã có bằng chứng để đưa ra. Do đó, đa số các học giả cho rằng không cấm.Duy có bằng chứng do Imam Ahmad thuật lại là ông Osman Ibnu Abi Al Asy nói với vợ ông ta khi bà ta tỏ vẻ muốn gần gũi trước bốn mươi ngày là: «Không nên gần gũi với nhau». Nhưng bằng chứng này không đủ để xác minh là cấm. Có thể đây là ý kiến và sự lo xa của ông Osman sợ rằng bà vợ chưa hoàn toàn sạch hoặc có thể máu sẽ bị động và xuất ra nữa khi giao hợp với nhau, hay vì lý do nào khác nữa chỉ có Allah biết được mà thôi. Phần IV / Dùng thuốc ngừa để không có kinh nguyệt hay có sớm hơn hay dùng thuốc ngừa thai và để xẩy thai. استعمال المرأة ما يمنع حيضها جائز بشرطين: Phụ nữ được phép dùng thuốc ngừa để không có kinh nguyệt nhưng với hai điều kiện sau :Thứ nhất: Phải được bảo đảm là không hại đến sức khoẻ hay tính mạng. Nếu có hại đến sức khoẻ thì không được phép dùng. Qua lời phán của Allah:( وَلَا تُلْقُوا بِأَيْدِيكُمْ إِلَى التَّهْلُكَةِ( ۛ البقرة: ١٩٥{Và chớ tự hủy thân mình} Suroh : 2 :195.(وَلَا تَقْتُلُوا أَنفُسَكُمْ ۚ إِنَّ اللَّهَ كَانَ بِكُمْ رَحِيمًا) النساء: ٢٩ { ..và chớ tự hủy (sát hại lẫn nhau), Allah rất nhân từ đối với người} Suroh :4 :29Thứ hai: Phải được sự ưng thuận của chồng, như trường hợp người vợ đang trong lúc ở cữ (vì lý do li dị) và kéo dài việc không có kinh nguyệt để được chồng cấp dưỡng. Trường hợp này, bắt buộc phải được phép của chồng. Ngay cả việc ngừa kinh nguyệt có thể không có con, cũng phải có sự ưng thuận của chồng.Thực ra, vấn đề này được phép nhưng nếu không cần thiết thì nên tránh sẽ tốt hơn để tạo sự tự nhiên trong cuộc sống và bảo đảm cho sức khỏe.  وأما استعمال ما يجلب الحيض فجائز بشرطين أيضا. Việc dùng thuốc để thay đổi chu kỳ kinh ngyuệt được phép với hai điều kiện sau :Thứ nhất : Không được dùng thuốc để có kinh nguyệt sớm hơn mà bỏ bê những giáo điều bắt buộc như gần đến tháng Ramadan để có kinh nguyệt mà không nhịn chay hay làm mất đi những điều bắt buộc khác như không hành lễ được...Thứ nhì: Phải được sự ưng thuận của chồng vì nếu có kinh nguyệt sớm hơn thì sự gần gũi sẽ bị ngăn cản nên phải có phép của chồng. Nhưng nếu trường hợp li dị rồi muốn có kinh nguyệt sớm hơn để hai người trở lại với nhau sớm thì đó là do ý của chồng.وأما استعمال ما يمنع الحمل فعلى نوعين. Ngừa thai có hai trường hợp như sau :Thứ nhất: Trường hợp ngừa thai với tính cách tuyệt luôn, nghĩa là sẽ không có con nữa thì không được phép vì làm như vậy sẽ tuyệt giống và đi ngược lại truyền thống của giáo lý Islam muốn và khuyến khích có con để cộng đồng có thêm đông. Hơn nữa, không biết được những đứa con đang sống đó có thể sống lâu dài hay không, nếu lỡ mất đi thì gia đình sẽ không có ai nối nghiệp và họ sẽ trở thành người không có con.Thứ hai: Chỉ được ngừa thai trong thời gian nào đó rồi sau đó có con trở lại như trường hợp đã sinh nhiều con nên cần thời gian hai hay ba năm để thu xếp công việc gia đình và con lớn lên mới có đứa khác. Trường hợp này thì được phép nhưng với điều kiện là có sự đồng ý của chồng, như những trường hợp xưa của các vị sohabah (bạn đồng hành của Thiên Sứ) đã dùng phương pháp ngừa thai bằng cách xuất tinh ra ngoài khi giao hợp với vợ. Trường hợp ngừa thai bằng cách này cũng phải được sự ưng thuận của hai bên vợ chồng. وأما استعمال ما يسقط الحمل فهو على نوعين  Phá thai có hai trường hợp như sau : Thứ nhất: Nếu với ý định chỉ để phá thai hoặc không muốn giữ đứa con đó, nếu bào thai đã bắt đầu có linh hồn thì bị coi là haram (cấm, không được phép) vì đã giết đi một linh hồn. Giáo lý của Islam dựa vào Thiên Kinh Quran, hadith của Rosul ﷺ‬ và toàn thể người muslim đều cho rằng: giết đi một linh hồn vô tộil là đều bị cấm, dù đó là bào thai.Nhưng nếu phá thai trước khi bào thai có linh hồn thì một số học giả cho là được phép, một số khác cho rằng không được phép. Một số học giả cho phép khi bào thai chưa được bốn mươi ngày. Một số cho phép phá thai khi bào thai chưa có hình hài con người.Thực tế, phá thai là điều cấm hay haram ngoại trừ khi người mẹ bị bệnh không thể chịu đựng được khi mang thai nhưng với điều kiện là bào thai chưa thành hình. Nếu đã thành hình hay có nghĩa là đã có tay chân thì cấm không được phá thai. Allah là Đấng Thông Lãm trên tất cả.Thứ hai: Trường hợp đến gần ngày sinh, nếu bào thai có thể hại đến sức khoẻ và có thể đưa đến cái chết của người mẹ nên để cứu sống người mẹ thì được phép phá thai mà không cần phải giải phẫu. Nhưng nếu phải giải phẫu thì qua những điều kiện sau : - Phải cứu sống người mẹ cũng như đứa con trong bụng. Trường hợp chỉ bắt buộc mới được phép giải phẫu vì khi giải phẫu có thể hại đến tương lai sau này sẽ không có con nữa. Hơn nữa, thân thể con người được Allah tạo ra với sự hoàn mĩ và vẹn toàn của nó, không được cắt bớt hay tạo vết ngoại trừ vì lý do bắt buộc mà thôi. Đôi lúc việc giải phẫu không cần thiết cho lắm vì có thể hại cho sức khỏe và tinh thần.- Trường hợp nguy hại đến tính mạng của hai người: mẹ lẫn con sẽ bị chết, chỉ được giải phẫu để cứu cả hai mà thôi chứ không cần thiết để giải phẫu mà không cứu sống được cả hai.- Trường hợp hài nhi trong bụng chết mà người mẹ vẫn sống. Nếu không nhầm, chỉ có Allah biết được thôi là cần phải giải phẫu để lấy đứa nhỏ đã chết trong bụng ra vì thai nhi không thể ra được. Nếu không giải phẫu thì sẽ hại cho sức khỏe của người mẹ. Trường hợp này có thể là thai nhi trong bụng chỉ mới có vài tháng hay gần đến ngày sinh.- Trường hợp người mẹ chết mà hài nhi trong bụng vẫn còn sống thì cần thiết phải giải phẫu để cứu thai nhi.Vì cứu đứa nhỏ nên bắt buộc phải giải phẫu hay mổ bụng người mẹ để lấy thai nhi còn sống ra. Nếu thai nhi đã ra được một nửa người mà người mẹ chết thì phải mổ để cứu con. Nhưng nếu người mẹ chết mà con chưa ra thì một số học giả cho rằng không cần thiết phải giải phẫu. Tuy nhiên, nếu biết chắc có thể cứu được thai nhi thì nên giải phẫu. Đó là ý kiến đúng nhất mà ông Ibnu Hubairy đã viết trong cuốn Al Insoffu. (Al Insoffu : 2 :557).Theo ý kiến của tôi (hay tác giả) với thời đại y học và khoa học tiến bộ này, vấn đề giải phẫu không có gì rắc rối. Cứu người là bổn phận và trách nhiệm của người còn sống nên việc giải phẫu đó không còn là vấn đề nan giải ở ngày hôm nay. Allahhu a’lam (Thượng Đế là Đấng Thông Lãm trên tất cả)Chú thích: Trường hợp được phép phá thai nói trên, người vợ cũng phải được sự đồng ý của chồng vì chồng cũng có phần trong đó.Trên đây là những điều tóm lược quan trọng liên quan về những giáo điều cần thiết của phụ nữ. Tóm lược trong khuôn khổ căn bản của giáo lý vì nếu nói về chi tiết thì mênh mông vô tận. Với những điều tóm lược mà đầy đủ căn bản nhằm giúp ích được sự hiểu biết để áp dụng là điều khích lệ vô tận.

المرفقات

2

Lá thư liên quan đến sự tự nhiên của phụ nữ
Lá thư liên quan đến sự tự nhiên của phụ nữ